Đặc điểm: Toxocara canis ký sinh ở ruột non của chó, mèo. Thường thấy ở chó dưới 6 tháng tuổi.
Phân loại
+ Họ : Anisakidae
+ Loài: Toxocara canis
Đặc điểm hình thái cấu tạo
Toxocara canis ký sinh ở ruột non, bao tử của chó. Đầu hơi cong về mặt bụng có 3 môi, cánh đầu rộng, giữa thực quản và dạ dày ruột có dạ dày nhỏ, đây là một đặc điểm của họ Anisakidae. Con đực dài 50-100 mm, đuôi cong hơi tù, có cánh đuôi, có 2 spicule dài bằng nhau dài 0,075- 0,085 mm. Giun cái dài 90-180 mm, đuôi thẳng. Trứng hơi tròn kích thước 0,080 - 0,085 x 0,064-0,072 mm. Vỏ trứng dày màu vàng có lợn cợn như tổ ong.
Chu trình sinh học
Trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi sau 5 ngày phát triển thành trứng có chứa ấu trùng gây nhiễm L2. Vật chủ cuối cùng ăn phải tới ruột ấu trùng được giải phóng theo mạch máuvề gan lột xác thành L3 lên tim, lên phổi sau đó ra khí quản được chó mèo nuốt trở lại ruột non lột xác 2 lần phát triển thành trưởng thành sau 1 tháng. Ấu trùng có thể di hành qua bào thai về phổi của thai lột xác thành L3. Khi được thai nhi nuốt xuống ruột phát triển thành trưởng thành sau 3 tuần. Khi chó con bú mẹ lẫn L3 vào ruột lột xác 2 lần thành trưởng thành. Một số ấu trùng do đi lại chỗ mà đóng kén Toxaskar ở chó ăn phải trứng, sẽ trở thành vật chủ tích trữ của Toxocara. Khi chó, mèo ăn phải sẽ bị nhiễm giun trưởng thành.
Triệu chứng, bệnh tích
- Triệu chứng: Chó mất tính thèm ăn, thiếu máu gầy còm, chậm lớn, tiêu chảy, bụng to, ói mửa có lẫn cả giun. Những triệu chứng này thường thấy ở chó dưới 2 tháng tuổi. Chó có triệu chứng thần kinh, co giật. Ấu trùng di hành qua mặt thận, gan, phổi, não gây hoại tử các cơ quan và gây viêm phổi, phù thủng, xuất huyết.
- Bệnh tích:
- Ruột to hơn bình thường bên trong chứa nhiều giun, có khi gây tắc ruột hoặc vỡ ruột, làm tắc ống dẫn mật và vỡ ống dẫn mật. Niêm mạc ruột viêm cata xuất huyết. Nếu bệnh nặng gây viêm phúc mạc.
Chẩn đoán
Xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi, Willis hoặc trực tiếp, hoặc có thể dựa vào triệu chứng ói mửa, gầy còm, những lúc ói mửa có cả giun ra đường miệng.
Phương Pháp Điều trị:
- Cần kiểm tra định kỳ ít nhất 1 tháng 1 lần đối với chó con và 3 tháng 1 lần đối với chó mèo trưởng thành. Khi phát hiện thấy nhiễm định kỳ dùng thuốc để tẩy cho chó mèo.
- Diệt vật chủ gậm nhấm, không cho chó tiếp xúc với cáo, chó sói và các loại thú ăn thịt. Không thả rong chó.
- Nuôi dưỡng chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng.
- Sát trùng nơi nhốt chó bằng NOVADINE hoặc NOVAXIDE
- Khi chó mèo hoặc các loại thú ăn thịt nhiễm giun đũa nên dùng cá loại thuốc sau của công ty ANOVA như sau:
- Dùng thuốc NOVA-LEVA: 1 ml/ 15 kg thể trọng. Tiêm sâu vào bắp thịt, 1 liều duy nhất.
+ Thú non dưới 6 tháng tuổi: 2 tháng tẩy giun 1 lần.
+ Thú trên 5 tháng tuổi: 3-4 tháng tẩy giun 1 lần.
- Dùng thuốc NOVA MECTIN 0,25%:
+ Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 6 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
+ Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 4 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần
- Dùng thuốc NOVA MECTIN 1%:
+ Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 25 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
+ Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 16 kg thể trọng, tuần 1 lần, trong 3 tuần.
Trong thời gian điều trị cần nhốt thú nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh phụ nhiễm.
- Dùng thuốc NOVA-LEVASOL: 1g/ 8 kg thể trọng. Trộn đều thuốc vào 1 ít thức ăn hoặc pha vào một ít nước uống.
+ Thú non: Mỗi 2 tháng xổ 1 lần.
+ Thú lớn: Mỗi 6 tháng xổ 1 lần. ( Nguồn Anova ).
0 nhận xét: on "GIUN ĐŨA (Toxocara canis)"
Post a Comment