Tuesday, April 14, 2009

Những bệnh của chó lây qua người

Nguồn: Vũ Văn Hóa






Những chó nuôi ở trong nhà, trong vườn, trong nông trại trước tiên là có thể gây cho bạn, con cái trong gia đình bị chứng bệnh dị ứng (Allergie) vì những lông của chó bay vào miệng, vào mũi vào chân lông da, chứng dị ứng cũng làm con người và nhất là trẻ con rất khó chịu, đến nhà người bạn có nuôi chó để chơi cũng có thể bị dị ứng về lông của chó. Ngoài việc bị dị ứng còn rất nhiều bệnh khác của chó có thể lây lan qua con người ở chung quanh, do đó nên cần phải đề phòng mỗi khi đến gần một con chó xa lạ, nên hạn chế việc ôm chó, hạn chế bắt giữ, vuốt ve hôn hít chó, tuyệt đối cấm không để cho chó liếm vào mặt, vào má, vào môi.

Bệnh của chó thường lây lan qua người trước tiên là con lãi đũa và các loại ký sinh trùng khác, bệnh này thường là ngừa trước tiên cho con vật nuôi ở trong nhà. Trong trường hợp chó nuôi trong nhà chỉ bị bệnh lãi, bệnh ký sinh trùng này, cần phải chữa trị thật kỹ càng, đồng thời những người cùng ở trong gia đình cũng phải đi thử phân để tìm trứng lãi và cũng chữa trị luôn nếu có lãi thực sự, mục đích là để tránh tình trạng tái nhiễm cho chó và con người ở trong gia đình. Điều quan trọng là chó nuôi ở trong nhà phải thực sự khỏe mạnh, mới đảm bảo sức khỏe của con cái và những người thân trong gia đình. Đặc biệt cần lưu ý các bệnh sau :

a. Bệnh Leptospirosis

Bệnh Lepto có thể lây lan cả cho con người và giống vật. Vi trùng bệnh có nhiều ở trong nước tiểu. Thường là bệnh Lepto do chó, do heo nuôi ở trong nhà mà lây lan qua con người, chuột bọ cũng là nguồn mang vi trùng bệnh truyền từ nơi này qua nơi khác, người lây qua các giống vật.

Triệu chứng đầu tiên là : sốt cao, buồn bã, thờ ơ, lãnh đạm, kiệt sức, xuất huyết, ói mửa và cuối cùng là tiêu chảy. Đặc biệt 2 trái cật hay còn gọi là trái thận bị nhiễm vi trùng nặng, có màu tái xanh nhợt, có những lấm chấm trắng xám nhỏ ở phía trong. Xét nghiệm nước tiểu thì thấy vi trùng nhưng phải xét nghiệm với phương pháp đặc biệt. Thời gian nhiễm bệnh từ 2 đến 7 ngày. Sự cấy vi trùng Lepto cũng có phần đặc biệt hơn các loại vi trùng khác. Độ pH đối với vi trùng Lepto thường pH = 7,0, vi trùng hình thể uốn khúc như lò xo.

Trị liệu : đặc biệt là Penicilline và Dihydrostrep-tomicine liên tiếp từ 3 đến 5 ngày liều lượng thuốc do thú y sĩ chỉ định, có kèm theo các thuốc trợ lực như Vitamine C, Vitamine B12. Chữa bệnh Lepto không khó khăn như các bệnh kể trên, nhưng cũng phải chữa trị kịp thời mới có hiệu quả. Đặc biệt tại Úc những chó nuôi trong nhà không có bệnh này.

b. Bệnh dại (Rabies)

Bệnh dại là một bệnh của súc vật mà có thể lây lan qua người, siêu vi trùng xâm nhập cơ thể con người là do bị thú vật cắn : Chó, mèo, chuột, bọ v.v… rồi nước miếng, nước dãi thú bệnh xâm nhập máu, tế bào cơ thể con người, cũng có thể nước miếng, nước dãi con thú bệnh truyền qua con người do vết xây xát, rách ở ngoài da mà nên bệnh.

Thời gian ủ bệnh còn tùy theo bệnh tích ở chân, tay hay ở đầu, ở cổ, ở mặt, thường là từ 10 đến 14 ngày. Chó mèo nuôi ở trong nhà bắt buộc phải chủng ngừa bệnh này là chính vì là bệnh quá nguy hiểm. Úc là một nước không có bệnh chó dại. Luật lệ kiểm dịch gia súc xuất nhập cảng rất chi là nghiêm ngặt. Chỉ những chó, mèo ở các nước không có bệnh chó dại mới được phép nhập vào nước Úc, nhưng phải theo dõi kiểm nghiệm thời gian dài khoảng 15 tháng.

Chó con mới sinh ra thường tìm kiếm vú chó mẹ để bú lấy những giọt sữa ban đầu (Colostrom) còn gọi là sữa non, sữa non này chứa đựng nhiều kháng thể và chất bổ dưỡng, chó non con nào bú được nhiều sữa non con ấy khỏe mạnh hơn các con khác, nhờ có sữa non mà chỉ 18 đến 20 giờ sau khi sanh cơ thể của chó con đã có nhiều chất kháng thể chống lại các bệnh tật. Kháng thể này chỉ kéo dài trong cơ thể chó con từ 4 đến 8 tuần lễ đầu mà thôi. Chó con bắt đầu chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm vào lúc lẻ bầy hay lúc 8 tuần tuổi, cứ 2 tuần chủng ngừa 1 bệnh, cho đến khi chó con được 14 tuần tuổi là xong, bệnh Leptospirosis nếu trong vùng chó ở có dịch bệnh này thì cứ 6 tháng chủng ngừa 1 lần. Việc chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm do thú y sĩ ấn định thời gian.

3. Chủng ngừa cho chó

Một số người nuôi chó không biết đề phòng các bệnh bằng cách chủng ngừa cho chó con, khi xảy ra bệnh rồi mới chạy chữa đã tốn kém mà đôi khi không đem lại kết quả mong muốn, vì quá muộn, ngoài ra nhiều bệnh của chó còn có thể lây lan qua người ở chung quanh nữa. Do đó, cho nên khi đã định nuôi chó trong nhà là phải chọn giống chó tốt, phải đưa đưa đi chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm của chó, nguy hiểm nhất là phải chủng ngừa bệnh chó dại, bệnh này phải tái chủng mỗi năm, vì bệnh thường làm chết người, nếu không chữa trị kịp thời.
Thường các bệnh được chủng ngừa trước cho chó là : bệnh chó non hay còn gọi là bệnh niên thiếu của chó, hoặc bệnh chảy nước mắt của chó (Distempers), bệnh sưng gan hay còn gọi là bệnh gan viêm (Hepatitus), bệnh xoắn trùng (Leptospirosis) và bệnh Parvovirus là một bệnh rất nguy hiểm do siêu vi trùng gây nên, siêu vi trùng này có thể gây bệnh cho chó, cho trâu, bò và heo.

a. Bệnh Distempers

Đây là bệnh chó non, hay bệnh niên thiếu của chó, cũng có nơi gọi là bệnh chảy nước mắt, nước mũi của chó con, có lẽ hầu hết các chó con sinh ra đều mắc bệnh này, những chó non không chủng ngừa bệnh này, khi nhiễm bệnh do siêu vi xâm nhập vào cơ thể gây nên những triệu chứng : sốt cao, kém ăn, ở thể kinh niên thường xuất hiện tiêu chảy, sút cân, sưng phổi, chảy nước mắt, nước mũi, bắp thịt co thắt, lên cơn động kinh, co quắp. Những chó non không được chủng ngừa Distempers thì triệu chứng bệnh trạng diễn tiến rõ ràng đúng như trên. Con vật không chủng ngừa bệnh, khi lâm bệnh thường là chết, thỉnh thoảng cũng có vài con còn sống sót vì bệnh ở thể nhẹ. Thú y sĩ trị liệu chỉ để chống đỡ các phụ nhiễm, phục sức cho con vật chống đỡ với cơn bệnh. Vấn đề quan trọng là phải chủng ngừa bệnh trước là hơn. Thuốc chủng ngừa cho bệnh này hiện nay rất hiệu quả.

b. Bệnh Hepatitis

Bệnh viêm gan (gan viêm) do một loại siêu vi trùng gây ra. Tất cả các loại chó ở mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh, nhưng thường là chó non dễ nhiễm bệnh hơn chó trưởng thành. Siêu vi trùng xâm nhập cơ thể rồi làm suy yếu gan. Triệu chứng : sốt cao, khát nước, kém ăn, ăn không tiêu, ói ra máu, tiêu chảy đôi khi có máu, luôn luôn đau nhức ở phần bụng dưới, hai mắt trông lừ đừ, thường không được rõ ràng, giác mô của mắt thiếu linh động. Chữa trị thường là kéo dài và không có hiệu quả, bệnh diễn biến xấu dần rồi chết. Phòng ngừa bằng cách tiêm phòng Vaccin ngừa viêm gan, đem lại kết quả rất tốt.

c. Bệnh Parvovirus

Parvovirus là một bệnh được tìm thấy từ năm 1978 và từ đó lan tràn nhanh chóng khắp cả thế giới. Siêu vi trùng này có sức mạnh tàn phá hệ thống tiêu hóa của con vật, nhất là ở ruột non của chó. Các giống chó ở đủ loại tuổi đều có thể nhiễm lây bệnh này, chó con thường bị bệnh dễ dàng và trầm trọng hơn là chó lớn.

Triệu chứng của bệnh thường là con vật ói mửa trước tiên, tiêu chảy, xuất huyết, phân lẫn lộn có máu, chó mới lên 3 tháng tuổi chết nhiều về bệnh này, nhưng những chó đã trưởng thành thường là nhiễm bệnh nhẹ hơn. Các thú y sĩ chỉ chữa trị những triệu chứng ói mửa, tiêu chảy, xuất huyết, đôi khi có kết quả tốt, nhưng không nhiều lắm, vì là siêu vi trùng, điều quan trọng là chó nuôi ở trong nhà phải đem đến phòng mạch của thú y để nhờ thú y sĩ chủng ngừa bệnh Parvovirus để được yên tâm hơn.

4. Tủ thuốc thú y

Tủ thuốc thú y : Nếu gia đình có nuôi nhiều chó, cần có 1 tủ thuốc thú y gồm có các loại thuốc thông thường cần dùng và 1 số dụng cụ thú y để sử dụng khi cần thiết như :
Nhiệt kế.
Bông gòn, bông thấm nước.
Gauze (vải mỏng đã sát trùng).
Thuốc Teinture d’Iode.
Kéo cong.
Kéo thẳng.
Vaseline.
Vitamine B1, Vitamine B12.
Vitamine C, Vitamine K.
Vitamine B6.
Penicilline.
Streptomycine.
Ampicilline.
Atropine.
A drenaline.
Soleicamphe.
Gluconate de calcium.
Băng : bông vải, băng co dãn, băng bột.
Thuốc đỏ (Mercurochrome).
Dầu Paraffine.
Ống chích nylon : 5 cc, 10 cc, 2 cc.
Pommade nhỏ mắt (Opthalmique).
Pommade Penicilline.
Pommade dermique.

Digg Google Bookmarks reddit Mixx StumbleUpon Technorati Yahoo! Buzz DesignFloat Delicious BlinkList Furl

0 nhận xét: on "Những bệnh của chó lây qua người"

Post a Comment