Thursday, April 30, 2009

Xapads (NEW)

Xapads is saing on their main page that they have the biggest contextual advertising network with huge number of campaigns running for the publishers. There is several campaign models such is CPC (Cost Per Click), CPM (Cost Per Metric) and CPA (Cost Per Action) based, ensuring something for every publisher.


Only Relevant text and banner ads will be published/displayed on your website which guarantees the highest CTR (Click Through Rate) all that gets for you the maximum revenue and satisfaction.


The payout rates are one of the best in the industry (from $0.50 per 1000 impressions).


Xapads is supporting several ways of payment methods including Paypal.


JOIN NOW

»»  read more

Friday, April 17, 2009

Fatburner


We all want to burn more fat for weight loss, body shaping, health and wellbeing or for sporting purposes. Trim that butt, waste that cellulite, smooth those love handles, bust that belly; it’s all part of the trim and slim exercise and diet activity many of us indulge in.
The Basics of Fat Burning


Energy in, energy out. The body normally burns a mix of carbohydrate, as glucose, and fat for fuel. How much of either depends on your physical activity and if, or what you have eaten recently. When you use more energy than you take in from food and drink, the body burns stored fat and carbohydrates, and then even protein, to fuel your everyday activities even if you are not exercising


The best product i have been used to burn all my fats is secretfatburner

»»  read more

Nghĩa trang chó mèo

tuoitre.com.vn - Giữa trung tâm Hà Nội, nơi một mét vuông đất có giá không dưới 40 triệu đồng, thế nhưng một ông lão làm một việc lạ kỳ - bỏ ra 3.000m2 đất để dựng nghĩa trang cho chó mèo.












Những ngôi mộ chó, mèo trong nghĩa trang

Ông là Nguyễn Bảo Sinh, nhà ở đường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, nghĩa trang chó mèo của ông cũng ở đó. Ông kể cơ duyên để ông xây nghĩa trang xuất phát từ chú chó cưng tên Ami.


Ami lúc còn sống nặng tới 60kg, mẹ Ami có tên là Bạch Tuyết được ông Bảo Sinh mua năm 1970 với giá 1 lượng vàng. Ami trở nên nức tiếng trong Nam ngoài Bắc nhờ hình thể khổng lồ và là cha đẻ của vô số chó thế hệ sau. Ông Bảo Sinh cho biết Ami chính là chú chó giúp ông khởi nghiệp để gây dựng toàn bộ cơ ngơi của ngày hôm nay. Lúc “lâm chung”, Ami tìm đến bên chân chủ, mắt ứa lệ và dần gục xuống. Biết ơn và thương cảm con vật trung thành, ông treo ảnh Ami trong phòng riêng, xây mộ, lập nghĩa trang và lập bài vị thờ nó.


Ban đầu nghĩa trang chỉ có mỗi mộ của Ami, nhưng càng về sau nhiều người biết tin tìm đến xin chôn cất nhờ thú cưng của mình, nghĩa trang xuất hiện thêm nhiều cái tên ấn tượng và trìu mến như Tomy, Lucky, Xuka, Sinky...


Thấy trào lưu lo “hậu sự” cho thú cưng xuất hiện và ngày càng rầm rộ, năm 2000 ông quyết định dành gần 3.000m2 đất để xây một nghĩa trang “hoành tráng” dành cho chó mèo, có cổng ra vào, hồ nước, tượng Phật, phần mộ, bia mộ, tường bao, cây cảnh, hòn non bộ... Tới nay đã có hơn 500 nấm mộ chó, mèo được “yên nghỉ” ở đây.


Theo ông Bảo Sinh, chủ nhân của những con thú có mộ trong nghĩa trang của ông phần lớn đều là những người khá giả và yêu quý động vật. Để thú yêu có một phần mộ tươm tất trong nghĩa trang của ông, chủ nhân sẽ phải chi trả khoảng 2,5 triệu đồng. Số tiền này chỉ phải trả duy nhất một lần và sẽ được dành làm tiền hương khói hằng ngày và tiền cúng lễ các ngày rằm, mồng 1 hay các lễ cầu siêu. Hiện tại ông đang gấp rút hoàn thành một đài hóa thân để hỏa táng chó mèo, sẽ được đặt trang trọng giữa lòng hồ và hội tụ đủ sự hài hòa của “tứ đại” là nước, lửa, gió và không khí. Ông Sinh ước tính kinh phí để quy hoạch lại nghĩa trang và xây đài hóa thân sẽ không dưới 1 tỉ đồng.


Thiên hạ kẻ cho ông là “khùng”, là chơi ngông, người bảo ông xây dựng nghĩa trang chó mèo nhằm mưu cầu danh lợi nhưng ông vẫn khẳng khái: “Lúc còn sống con vật trung thành với chủ, biết yêu thương, vì thế đơn giản tôi chỉ mong cho linh hồn của chúng được nhang khói và có chốn đi về”. Quả vậy, chỉ cần nhẩm tính số tiền thu được từ dịch vụ chôn cất chó mèo sẽ chẳng bõ bèn gì với 3.000m2 đất mà ông dành cho nghĩa trang, chưa kể số tiền để xây dựng, thuê người trông nom, chăm sóc nghĩa trang cũng đã ngốn của ông tiền tỉ.


Những người tìm đến nghĩa trang của ông không hẳn ai cũng có tiền. Có những người quá thương con vật của mình, đến xin ông một suất, ông đồng ý mà không lấy một đồng nào. Có lần một cô bé vừa khóc tìm đến ông nhờ chôn hộ chú rùa, ông không ngần ngại dành một phần đất nhỏ trong nghĩa trang cho chú rùa tội nghiệp và tặng cô bé một con rùa khác.


Ông bảo: “Không gì tốt hơn là dạy cho con trẻ biết yêu thương”. Đấy cũng là nguyên do để ông đặt tên cho nghĩa trang là Tề động vật ngã, có nghĩa là yêu thương muôn vật như con người. Dọc lối vào nghĩa trang ông cho đặt trang trọng 18 pho tượng La Hán, trong nghĩa trang ông đặt tượng Phật Bà Quan Âm, ao gọi là ao Phật, đường là đường Thiên Trúc.


Tất cả những sinh linh động vật có mặt tại nghĩa trang đều được thờ cúng cẩn thận. ông bảo chủ nhân các ngôi mộ mới rất năng qua lại, nhiều người còn khóc than sụt sùi, tuần nào cũng viếng, nhưng chỉ khoảng hai năm đều “một đi không trở lại”.


Ngày 3-1-2009, ông mời ba vị cao tăng cao tay ấn về lập đàn giữa nghĩa trang làm lễ cầu siêu cho các con vật. Buổi lễ 3 giờ chiều mới bắt đầu nhưng từ sáng sớm hàng trăm người đã lục tục kéo về, họ là chủ nhân của những con chó, mèo được chôn tại đây. Mỗi người đều mang lễ đến, người mang hương, tiền vàng, trái cây, người đem theo bánh kẹo, sữa chua hay những đồ vật mà “sinh thời” thú cưng của họ yêu thích.


Đến giờ hành lễ, một đàn tràng được lập ra giữa nghĩa trang cạnh ao Phật, đối diện với tượng Phật Bà Quan Âm, trong cảnh khói hương nghi ngút, ba vị pháp sư ngồi trước đàn tràng trang nghiêm đọc kinh, gõ mõ.


LÂM HOÀI

»»  read more

Lệnh cấm bán chó mèo lạ đời ở Ảrập Xê-út

(Dân trí) - Mọi chàng trai độc thân đều phải biết: họ sẽ trở thành thỏi nam châm “hút gái” khi mang chó đi dạo trong công viên. Và để giữ cho hai phái nam nữ “thụ thụ bất thân” cảnh sát Ả rập Xê-út đang hạ quyết tâm dẹp bằng được “mánh khóe” này.


Giải pháp đưa ra: Cấm tiệt bán chó mèo làm vật cưng, cũng như cấm dắt chúng ra ngoài đi dạo.



Lệnh cấm đã có hiệu lực vào hôm thứ tư vừa qua tại thủ đô Riyadh của Ả rập Xê-út và giới chức ở đây khẳng định họ sẽ thực thi lệnh cấm một cách nghiêm khắc, không để giống như những lệnh cấm trước đó ở các thành phố Mecca và Jiddah. Tại các thành phố này, lệnh cấm đã bị “phớt lờ” và người ta không thể nào ngăn được các cửa hàng bán vật cưng ngừng hoạt động.



Những người vi phạm quy định, nghĩa là vẫn mang vật cưng ra ngoài cùng mình, sẽ bị nhân viên của Ủy ban Khuyến khích giữ gìn đức hạnh và ngăn chặn lối sống trụy lạc tịch thu vật cưng của họ.



Giám đốc Ủy ban, Othman al-Othman, cho biết lệnh cấm trên được đưa ra là bởi “có hiện tượng ngày càng nhiều đàn ông dùng chó mèo để tán tỉnh phụ nữ và gây phiền hà cho các gia đình, cũng như không có thái độ ứng xử đúng mực ở các quảng trường, trung tâm mua sắm”.



Theo ông, “nếu người đàn ông bị bắt gặp đi với vật cưng, thì con vật đó ngay lập tức sẽ bị tịch thu. Người đàn ông sau đó sẽ phải ký giấy cam kết không tái phạm nữa. Còn nếu người này vẫn tái phạm, anh ta sẽ bị đưa đến các nhà chức trách”.



Tuy nhiên, lệnh cấm không nhắc gì đến phụ nữ.



Cho đến nay, lệnh cấm có vẻ như không gây phiền hà gì tại thủ đô Riyadh. Thường rất hiếm khi thấy ai đó ở đây đi dạo với chó, hoặc mang mèo đến những nơi công cộng, mặc dù các nhà chức trách khẳng định là có nhiều thanh niên có tính lăng nhăng đã dùng vật cưng của họ để tán tỉnh các cô gái ở các khu mua sắm.



Và người bán hàng ở một vài cửa hàng bán vật nuôi tại Riyadh hôm qua cho biết họ không nhận được bất kỳ lệnh cấm bán chó mèo nào từ Ủy ban. Chó và mèo vẫn được bày bán.



“Tôi không nghe nói gì về lệnh cấm”, Yasser al-Abdullah, một y tá 28 tuổi, cho biết tại một cửa hàng bán vật nuôi cùng với chú chó côli 3 tháng tuổi của mình.



Al-Abdullah còn có một con chó tha mồi 8 tháng tuổi khác. Anh cho biết một vài người bạn phương Tây của anh được cảnh sát nhắc nhở không mang chó đi dạo trên phố. “Tôi sẽ không cho phép Ủy ban tịch thu chó của tôi”, anh nói.



Cảnh sát tôn giáo tuần tra khắp các tuyến phố và khu mua sắm trong nước, để chắc rằng phụ nữ và đàn ông chưa kết hôn không “tiếp xúc” với nhau. Họ còn chỉnh đốn những phụ nữ ăn mặc chưa đúng quy định và yêu cầu đàn ông tham gia cầu nguyện. Năm 2004, các nhà chức trách thậm chí còn áp dụng lệnh cấm cài camera trên máy điện thoại di động, do lo ngại phụ nữ và đàn ông có thể trao đổi ảnh cho nhau. Tuy nhiên, lệnh cấm này đã được rút lại ngay sau khi đưa ra.



Trang Thu


Theo AP



»»  read more

Cuộc chiến chó mèo

Khi chó và mèo trở thành hàng xóm, cuộc chiến là không thể tránh khỏi. Các loại "vũ khí sinh học" từ xương xẩu, chuột cống, tới vỏ đồ hộp và bom hôi đều được đem ra sử dụng.




Cách chơi: Nhấn chìm chuột trái, khi đủ lực thì nhả ra để ném. Cần ước lượng chính xác sức gió và phối hợp với lực ném để ném trúng đầu địch thủ. 4 lựa chọn phía trên, sát cột máu dùng cho những tùy chọn đặc biệt.


ngoisao.net

»»  read more

Chùm ảnh: Chó, mèo, chim, sóc,... ngộ ơi là ngộ


[Kênh14] - Chó cắn mèo là chuyện thường nhưng... mèo cắn chó lại là chuyện khác đấy!


Keke (theo Daily)
























Có những giây phút bạn bất chợt nhìn thấy pet nhà mình có vẻ như đang "âm mưu" 1 chuyện gì đấy! Và bạn không thể không bật cười.




4 sát thủ săn chim: "Gượm đã, đợi nó đến gần hơn đã"



Thiếu thức ăn cho mèo là khổ thế đấy!



Một con chim con táo tợn dám đi nhờ xe "đại bàng"



Vị khách không mời mà tới: "I do I do I do, thề thốt xong

chưa cho người ta còn măm với"



Gấu con nũng nịu: "Con nói mẹ có nghe thấy không? Mẹ, mẹ..."



Ngựa con "múa ba lê"



Sư tử tránh nắng



Mèo con rơi tọt vào bể cá



5 chú chó con trắng như tuyết đang nhai ngấu nghiến



Cá heo - chó, Flipper và Nipper "mi" nhau



Trước và Sau

»»  read more

Chó mèo quý tộc










Một
Một chú mèo đang được thăm bệnh định kỳ.

Cảm, sốt, sổ mũi là được đưa ngay đến phòng khám; uể oải, biếng ăn được đưa đi chích thuốc, truyền nước biển; trường hợp bị bạo bệnh như ung thư, thận... được chủ nhân tận tình đưa đi chữa trị. Chó mèo được coi như một đứa con cưng cần được chăm sóc, chiều chuộng.


Đối với một số gia đình khá giả trở lên, những chú chó, mèo không chỉ được xem như vật nuôi hay là "công cụ" hữu hiệu để giữ nhà, bắt chuột mà còn được coi như một thành viên trong gia đình. Chúng được chủ lo cho cái ăn, chỗ ở, dành cho những tình cảm yêu thương, chiều chuộng hết mực.


Hai mẹ con chị Nga chở con chó Nhật lông xù đến phòng khám thú y của BS Phạm Văn Thủ ở quận Thủ Đức, TP HCM để khám bệnh vì nó tỏ ra biếng ăn. Buổi sáng phòng mạch có nhiều người đưa vật nuôi đến khám nên phải theo thứ tự. Vì đi làm gấp nên chị Nga để con gái ở lại chờ khám bệnh cho "em". 30 phút sau từ sở làm, chị lo lắng gọi điện thoại về phòng khám hỏi con gái: "Con ơi, "em" sao rồi con?"... “Khám xong, con lấy thuốc cho "em" nó uống đúng liều nghe!".


Cuối khoảnh sân nhỏ trong ngôi nhà của gia đình chị Trương Thị Ngọc ở quận 3, TP HCM có một ngôi nhà mô hình nhỏ xíu. Chị Ngọc giải thích: “Đó là “biệt thự" của con Kiss nhà chị đấy. Ông xã chị vừa đặt người ta làm, mất gần 400.000 đồng". “Biệt thự” đóng bằng ván, chiều ngang khoảng một mét, được sơn hai màu trắng xanh tỉ mỉ. Bên trong "biệt thự" được trải một tấm thảm mịn''. Chị Ngọc bảo, hằng ngày “nhà riêng” của Kiss được quét dọn sạch sẽ nhưng nó có chịu ngủ hoài trong đó đâu, buồn buồn là nhảy phốc lên salon nằm.


Gia đình anh Hữu Thiện ở đường Hậu Giang, quận 6, TP HCM nuôi tới 5 con chó Bắc Kinh. Chi tiêu hằng tháng cho lũ chó nhà anh khá tốn kém. Nào là thực phẩm dành riêng cho các chú theo lứa tuổi, nào sữa, chó cái mang thai được dành chế độ chăm sóc riêng. Anh nói: “Tốn thời gian nhất trong ngày là khi tắm cho chúng, nhưng có tụi này cũng vui. Sợ nhất là khi có “đứa" nào bệnh, lúc đó phải đưa đi chữa trị ngay vì rất dễ lây sang ''đứa'' khác”...


Trạm chẩn đoán xét nghiệm và điều trị của Chi cục Thú y TP HCM sáng nào cũng nhộn nhịp. Các chú chó, mèo được người ta đưa đến bằng nhiều phương tiện khác nhau. Có chú được ngồi trước xe gắn máy, có chú được bỏ vào chiếc giỏ mang đi. "Đứa" oai hơn được ngồi taxi hoặc xe hơi nhà bóng loáng.


Bên trong phòng khám, trên hai dãy ghế ngồi đợi, mọi người ôm ấp các chú chó, mèo vào lòng, có người tỏ ra lo lắng, đăm chiêu, thỉnh thoảng hôn hít, vuốt ve “bé cưng" của mình. Có người còn ẵm “em'' đưa qua, đưa lại. Quang cảnh tương tự như trong phòng khám Nhi ở bệnh viện vậy. “Em'' nào bị cảm, sổ mũi hay ho nhẹ thì được chích hoặc kê toa uống thuốc ngay. “Em” nào có dấu hiệu viêm đường hô hấp, tiêu hóa, viêm sỏi bàng quang, viêm tử cung... thì được chuyển sang phòng siêu âm, phòng chụp X-quang hay thực hiện một số xét nghiệm để xác định bệnh. Nhiều chú được chủ sốt sắng đề nghị mổ ngay, khi phát hiện bị bệnh nặng, cần phẫu thuật. Nếu chú nào phải ở lại để điều trị, hay dưỡng sức nhiều ngày thì được đưa vào phòng lưu, nơi các BS thú y gọi vui là “khách sạn" dành cho chó, mèo.










Theo bác sĩ thú y Võ Khắc Trâm, tổ trưởng tổ điều trị, cho biết một ngày trung bình có khoảng 110 con chó, mèo (chó chiếm trên 80%) được đưa đến trạm để khám và điều trị. Chó kiểng thường bị hai loại bệnh, về đường hô hấp và tiêu hóa. Nhiều chú chỉ vì cho tắm lâu một chút, hay khi tắm xong do lau không kỹ cũng dễ bị cảm hay sổ mũi. Có chú được cho uống sữa nhiều quá cũng bị tiêu chảy. Mèo ít mắc bệnh vặt hơn do sức đề kháng ở loài này cao, nhưng khi chúng đã ngã bệnh thì thường bị rất nặng.


Theo Phụ Nữ, hiện ở TP HCM ngoài những nơi chẩn đoán, điều trị thuộc Chi cục Thú y TP, trạm thú y của các quận, ĐH Nông Lâm... còn có các phòng khám thú y tư nhân. Các phòng khám này đáp ứng nhu cầu khám, điều trị và cả những nhu cầu... ngoài sức tưởng tượng khác.


Theo bác sĩ thú y Huỳnh Hữu Thọ, Phó trạm chẩn đoán và điều trị (Chi cục Thú Y TP HCM), nhiều gia chủ có những nhu cầu dịch vụ chăm sóc đặc biệt cho chú khuyển, chú miêu của mình. Có nhà đặt dịch vụ chải lông cho chú chó nhà mình mỗi tuần, dù giá mỗi lần thực hiện khoảng 100.000 đồng/lần. Thậm chí, có người còn yêu cầu phòng khám mở thêm dịch vụ hớt, uốn, nhuộm, giũa móng cho chó, mèo.


Tại một số lò thiêu rác y tế như lò thiêu ở số 124 Phạm Thế Hiển (quận 8), bệnh xá ĐH Nông Lâm... thường có một khu dành để thiêu xác động vật thí nghiệm hay động vật nuôi. Thông thường, tất cả xác động vật chết đều được gom lại rồi thiêu chung, tuy nhiên cũng có người yêu cầu chỉ muốn thiêu riêng con vật của họ, chứ không muốn “bé cưng'' của mình bị thiêu cùng với những con vật ''tầm thường'' và xa lạ khác. Sau khi thiêu xong, có người xin lại tro tàn từ xác con vật cưng của mình, cho vào chiếc tĩnh sứ đem về làm... kỷ niệm hoặc xin xác con vật “vắn số'' của mình đem về chôn cất tại vườn nhà.


Địa chỉ chăm sóc vật nuôi tại TP HCM
- Trạm điều trị của Chi cục Thú y TP HCM, 151 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận 11.
- Quận 1: 178 Trần Hưng Đạo.
- Quận 3: 254 Lý Chính Thắng.
- Quận 5: 1091 Trần Hưng Đạo.
- Quận Phú Nhuận: 124 Trần Huy Liệu, phường 9.
- Quận Bình Thạnh: 313 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 24
- Quận Tân Bình: 215 Cách Mạng Tháng 8, phường 15.
- Quận Gò Vấp: 1 A - 1 B đường 26/3, phường 17.
- Quận Thủ Đức: 23/A1 Võ Văn Ngân.
»»  read more

Wednesday, April 15, 2009

Những điều thú vị về loài mèo

Ban đêm khi mèo chạy đuổi chuột quanh phòng, người ta không nghe thấy tiếng bước chân của nó, cũng không nghe thấy tiếng động khi mèo nhảy từ trên cao xuống. Vì sao vậy?


Đó là vì móng của mèo được bảo vệ bởi lớp da dày và mềm. Các móng sắc nhọn của mèo có thể duỗi ra hay co vào. Khi mèo bắt chuột thì các móng duỗi ra, còn khi đi thì nó thu gọn lại. Điều đó giúp cho bước chân của mèo không gây tiếng động và móng của nó cũng không bị mòn đi.











(cucco)

Vì sao ria mèo lại dài?


Nếu mèo không có ria thì nó không thể chui vào hang bắt chuột được. Độ dài của ria mèo đúng bằng chiều ngang thân nó. Khi mèo đuổi chuột trong bóng tối, nó thường chạy dưới gầm bàn, tủ, đôi khi còn phải trườn vào hang, hốc.


Nếu ria của nó chạm vào cạnh của lối đi hoặc vách hang hốc, thì nó hiểu rằng lối đó quá hẹp không thể chui vào được. Như thế bộ ria giống như cái thước của mèo vậy.


Vì sao đồng tử mắt mèo lại thay đổi kích thước


Đồng tử của mắt mèo thay đổi ba lần trong ngày để thích nghi với sự thay đổi của ánh sáng. Vào buổi trưa khi ánh sáng mạnh nhất thì đồng tử của mắt mèo chỉ là một đường kẻ mỏng, vào buổi sáng, khi ánh sáng còn dịu thì đồng tử mở lớn hơn một chút.


Trong đêm tối hoàn toàn, đồng tử mở rộng và tròn để có thể nhìn thấy mọi thứ. Vì vậy, mèo có thể bắt chuột trong đêm tối.


Vì sao mèo hay liếm lông


Sau khi phơi nắng, mèo hay nằm dưới đất liếm lông. Nhờ vậy lông của nó trở nên sạch sẽ và mượt mà hơn. Nhiều người nghĩ rằng mèo liếm lông là để tự tắm, điều đó không đúng. Chúng không cần tắm mà là đang ăn chất dinh dưỡng.


Một số chất ẩn trong lông mèo trở thành vitamin D sau khi hấp thụ ánh sáng mặt trời. Khi liếm lông, thực tế là mèo đang ăn vitamin D. Nếu thiếu vitamin D, mèo trở nên ủ rũ cả ngày.


(Theo Những điều bí ẩn quanh em)


vnexpress.net

»»  read more

Tuesday, April 14, 2009

Khám chữa bệnh chó mèo








Bệnh viện thú y là một địa chỉ tin cậy cho thú cưng của bạn.

Với đội ngũ các thạc sỹ, kỹ sư thú y yêu nghề có kinh nghiệm lâu năm trong khám và chữa bệnh cho các loại thú cưng ,với chuyên môn cao hiện đang làm việc tại vườn thú Hà Nội. Chúng tôi nhận tư vấn và điều trị tận nơi các vấn đề về bệnh xảy ra với thú cưng của bạn.



Chúng tôi nhận chăm sóc tận nơi các vấn đề y tế đối với các loại thú mà bạn yêu thích như: chó, mèo,  trâu, bò, lợn, gà,chim, cá cảnh ….

Các dịch vụ chúng tôi cung cấp:

  • Tư vấn về các cách chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh

  • Chữa trị các loại bệnh xảy ra đối với thú cưng của bạn

  • Chăm sóc sức khỏe, làm các thủ thuật thú y

  • Các dịch vụ khác liên quan đến thú cưng


Hãy liên hệ với chúng tôi để có được dịch vụ tốt nhất.

(Lưu ý: hiện tại chúng tôi đang làm dịch vụ tại Hà Nội)

Xin liên hệ theo điện thoại:

0914336443 (gặp chị Hà)

01664591074 (gặp chị Lan)





»»  read more

Bệnh nhiễm ký sinh trên da gây ngứa dữ dội ở Chó, Triệu chứng và cách điều trị



Sarcoptes scabiei var canis

Bệnh nhiễm ký sinh trên da gây ngứa dữ dội ở Chó

Đây là một bệnh nhiễm ký sinh trên da gây ngứa dữ dội, có thể lây lan giữa người và động vật do Sarcoptes scabiei var canis.

Phân loại học

- Ngành : Arthropoda
- Lớp : Arachnida
- Bộ : Acarina
- Phân bộ : Astigmata (Sarcoptiformes)
- Họ : Sarcoptidae
- Giống : Sarcoptes (Ghẻ)
- Loài : Sarcoptes scabiei canis


Đặc điểm hình thái cấu tạo

- Ghẻ có hình tròn hay bầu dục, con đực nhỏ hơn con cái, kích thước con đực 0,25 mm, con cái 0,4 – 0,43 mm. Cả con đực lẫn con cái đều có điệm vuốt bàn chân. Trên mình phủ nhiều lông tơ, capitulum (đầu) có hình nón, chiều ngang lớn gấp 2 lần chiều dọc. Mặt lưng có nhiều đường vân song song, có 4 đôi chân ngắn nhú ra như măng tre mọc, mỗi chân có 5 đốt. Cuối bàn chân có giác tròn với ống cán dài và có nhiều lông tơ. Hậu môn ở rìa cơ thể và có thể thấy ở mặt lưng.
- Ghẻ đực có giác bàn chân ở đốt chân số I, II, III, lỗ sinh dục ở giữa đôi chân thứ III. Ghẻ cái có lỗ âm môn sau mặt lưng, có giác bàn chân ở đuôi I, II, trứng hình bầu dục, màu trứng xám hoặc hơi vàng, kích thước 0,15 x 0,1 mm.


Hình dạng Sarcoptes

Chu kỳ sinh học





Vòng đời Sarcoptes scabiei var canis

Vòng đời của Sarcoptes scabiei var canis trải qua 5 giai đoạn phát triển:

Trứng -> Larva -> Protonymph -> Deutonymph -> Trưởng thành

Ghẻ ngầm đào rãnh dưới biểu bì lấy dịch lâm ba và dịch tế bào làm chất dinh dưỡng. Sau khi giao phối ghẻ cái bắt đầu đẻ trứng, 3-4 ngày trứng nở ra Larva có 6 đôi chân. Larva chui ra khỏi hang sống trên mặt da, sau đó chui vào lỗ chân lông phát triển rồi biến thái thành Nymph có 8 đôi chân, 4-6 ngày sau biến thành ghẻ trưởng thành. Hoàn thành vòng đời mất 15-21 ngày. Tùy thuộc vào môi trường bên ngoài ghẻ dạng trưởng thành có thể sống từ 2-3 tuần khi rời vật chủ.

Triệu chứng bệnh tích

Có 3 biểu hiện chính:
- Ngứa
Do ghẻ đào hang, tiết ra độc tố, nước bọt và các chất bài tiết làm cho con vật bị ngứa, khi trời nóng hay thú vận động thì ngứa càng nhiều. Chó bị ghẻ hay gãi, nhây, cắn chổ ngứa. Đôi khi chó cọ sát lưng vào tường hay nằm lăn qua lại dưới đất.
- Rụng lông
Ấu trùng chui vào nang bao lông gây viêm bao lông cùng với việc cọ sát gây rụng lông, rụng thành từng đám càng về sau càng lan rộng cùng với sự sinh sản của ghẻ cái thích đi xa để thành lập những quần thể mới.
- Da đóng vảy
Chổ ngứa nổi những mụn nước bằng đầu kim, do cọ sát nên mụn vỡ, chảy tương dịch rồi khô đi tạo vảy dính chặt vào lông và da, tiếp tục lan rộng sau 5-6 tháng da hoàn toàn trơ trụi, đóng vảy dày và nhăn nheo như da voi, bóc mùi hôi thối.
Bệnh làm cản trở chức năng da, con vật bị ngứa liên tục, mất ngủ chổ gãi bị nhiễm trùng, viêm tạo ung nhọt.


Chó bị rụng lông thành từng mảng lớn

Chẩn đoán

- Dựa vào triệu chứng bệnh tích lâm sàng.
- Dựa vào xét nghiệm ghẻ bằng phương pháp tập trung như chẩn đoán Demodex.

Phòng Và Trị Bệnh



Dùng thuốc NOVA MECTIN 0,25%:
+ Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 6 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
+ Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 4 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần


Dùng thuốc NOVA MECTIN 1%:
+ Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 25 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
+ Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 16 kg thể trọng, tuần 1 lần, trong 3 tuần.


Trong thời gian điều trị cần nhốt thú nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh phụ nhiễm. Kết hợp với tắm xà phòng diệt ghẻ của anova là NOVA-PINK SHAMPOO tuần tắm 3 lần
- Sát trùng nơi nhốt chó bằng NOVADINE hoặc NOVAXIDE
(Nguồn Anova)

»»  read more

Nấm ngoài da Dermatophytosis




Nấm có thể xâm nhập mọi lớp da nhưng thường giới hạn ở lớp sừng và vùng lân cận như lông móng. Những nấm này không xâm nhiễm lớp dưới da và mô bên dưới của lớp da, do tác động kháng nấm của huyết thanh và dịch cơ thể. Nấm thích hợp cho những mô da có chứa Keratin, cần thiết cho sinh trưởng và phát triển. Nấm gây bệnh trên động vật thường chia làm 2 loại:
- Nấm gây bệnh thật sự như: Trychophyton, Microsporium.
- Nấm gây bệnh cơ hội gồm các giống như: Candida, Aspergillus, Penicillium. Chúng chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của cơ thể yếu đi.




Nấm da ở Chó


Bào tử nấm Aspergillus fumigatus (phóng to 40 lần)


Căn bệnh


Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng chủ yếu các nguyên nhân sau đây:
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
- Điều kiện chăm sóc không vệ sinh.
- Suy giảm miễn dịch trong thời kỳ nhiễm bệnh.
- Do lây nhiễm từ thú bệnh sang thú khoẻ mạnh.
- Do sử dụng kháng sinh lâu dài.
- Giống cũng là một yếu tố quan trọng vì những giống chó lông dài thì cũng là điều kiện phát triển thuận lợi cho sự phát triển của nấm.


Triệu chứng bệnh tích

- Thời kỳ ủ bệnh 8-10 ngày
- Bệnh tích xuất hiện từ 15-20 ngày hoặc 30 ngày. Trong thời kỳ này nếu sức đề kháng đủ mạnh thì bệnh có thể tự hết và lông mọc lại từ 2-3 tháng.
- Dấu hiệu của nấm thì rất đa hình đa dạng. Bệnh tích điển hình là có dạng hình đồng xu, đường kính từ 1-8 cm, ở những vùng rụng lông thì có vảy và ban đỏ.
- Những dấu hiệu lâm sàng khác của nấm:
+ Rụng lông có vảy thành đốm trên da, mặt, mắt, môi.
+ Rụng lông toàn thân kèm theo da nhờn, xếp li da.


Chẩn đoán

- Tại phòng khám:
Dựa vào triệu chứng lâm sàng như:
+ Rụng lông.
+ Ngứa.
+ Có vảy khô trên da như bị bụi phấn hoặc có những vảy cứng, đôi khi có mủ nếu nhiễn nặng.
- Tại phòng thí nghiệm
Gồm phương pháp nuôi cấy nấm:
Nuôi cấy nấm:
Sau khi chẩn đoán tại phòng khám, nếu nghi ngờ chó bị nhiễm nấm thì lấy mẫu bằng cách: sát trùng vùng da cần lấy mẫu sau dùng dao cạo vùng da bị nhiễm cho vào đĩa petri. Cấy bệnh phẩm lên môi trường Sabauroud. Để ở nhiệt độ phòng vài ngày thì nấm men mọc sau 24-48 giờ, nấm mốc mọc sau 3-4 ngày, nấm da mọc sau 6-15 ngày. Nếu cần cho thêm kháng sinh vào để diệt tạp khuẩn, quan sát hình dạng nấm mọc sau 15 ngày.


Điều Trị Bệnh:

Dùng sản phẩm NOVA-PINK SHAMPOO hay NOVA-GREEN SHAMPOO, dùng cho đến khi hết bệnh
(Nguồn Anova)

»»  read more

Bệnh ghẻ trứng cá trên Chó (Demodex canis), Bệnh ngoại ký sinh trên Chó




Demodex canis



Là bệnh ghẻ trứng cá hay còn gọi là mò bao lông trên chó (Demodicidae), là một ký sinh trùng ngoài da gây viêm nhiễm nang lông. Demodex canis là một lớp nhện nhỏ có 8 đôi chân được nhìn thấy trên kính hiển vi có hình con sâu.
Phân loại học
- Ngành: Arthropoda
- Lớp: Arachnida
- Bộ: Acrina
- Họ: Demodicidae (Mò bao lông)
- Giống: Demodex
- Loài: Demodex canis
Đặc điểm hình thái cấu tạo
- Mò nhỏ, cơ thể hơi dài, kích thước 0,1-0,3 mm, không có lông. Bốn đôi chân ngắn, tiêu giảm giống như hình mấu. Đầu ngắn hình móng ngựa gồm có 3 đốt và một đôi kìm.
- Mò ký sinh ở nang bao lông, tuyến nhờn chân lông, lỗ chân lông, gây rụng lông sau gây viêm sung huyết, nếu viêm nhiễm tái phát thì có mủ.


Demodex ở độ phóng đại (10 x 10)

Chu kỳ sinh học
Vòng đời của Demodex canis


Reduced: 95% of original size [ 667 x 412 ] - Click to view full image


Quá trình phát triển mò bao lông trải qua 4 giai đoạn:

Trứng Larva Protonymph Nymph Trưởng thành
Giai đoạn này cần 20 đến 35 ngày. Protonymph – nymph – trưởng thành: có 4 đôi chân, mỗi đôi chân có 5 đốt. Giai đoạn Larva thì có 3 đôi chân.


Triệu chứng - bệnh tích

- Dấu hiệu lâm sàng thường thấy là: Rụng lông, da nhờn, sừng hóa da.
- Bệnh có thể có ở chó vài ngày sau khi sanh, tỷ lệ nhiễm cao dần do tiếp xúc mẹ truyền sang con, dấu hiệu thường thấy như: Da ửng đỏ, có vảy, lỡ loét quanh chân, không có lông xunh quanh mắt hay toàn bộ cơ thể.
- Nếu ở dạng cục bộ thì vùng tổn thương thường gặp là trên mặt, hai mí mắt, chân trước. Tổn thương cục bộ thường ở trạng thái nhẹ thường không phát triển thành dạng viêm có mủ kế phát.
- Nếu ở dạng toàn thân thì da đỏ với nhiều dịch rỉ máu và huyết thanh. Trường hợp này thường kết hợp với viêm nhiễm do các vi trùng cơ hội như: Staphylococcus aureus, Pseudomonas sp gây sinh mủ và có mùi hôi tanh.


Chó nhiễm Demodex rụng hết lông vùng mặt.


Chó nhiễm Demodex rụng hết lông vùng bụng


Demodex toàn thân

Chẩn đoán

Lâm sàng

Dựa vào triệu chứng bệnh tích. Bệnh do Demodex không gây ra ngứa nhiều, có nhiều chỗ rụng lông xuất hiện quanh mắt, tứ chi hay toàn bộ cơ thể. Ở dạng cục bộ rụng lông thành từng vùng không thấy viêm. Dạng toàn thân da đỏ với nhiều dịch rỉ, viêm da có mủ, mùi hôi tanh.

Phòng thí nghiệm

Ngoài việc chẩn đoán dựa vào triệu chứng đã mô tả nên kết hợp với phương pháp tập trung bằng cách dùng dao cạo da ở những vùng tiếp giáp giữa da lành và da bệnh cho đến khi rớm máu. Mẫu da cạo được phết đều lên lame đã nhỏ sẵn 1-2 giọt Lactophenol sau đó đậy lamelle lên và xem sự hiện diện của trứng hay Demodex dưới kính hiển vi.

Cách Phòng và Điều Trị bệnh:

Dùng thuốc NOVA MECTIN 0,25%:
+ Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 6 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
+ Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 4 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần


Dùng thuốc NOVA MECTIN 1%:
+ Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 25 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
+ Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 16 kg thể trọng, tuần 1 lần, trong 3 tuần.


- Sát trùng nơi nhốt chó bằng NOVADINE hoặc NOVAXIDE
* Kết hợp với tắm xà phòng diệt ghẻ NOVA-PINK SHAMPOO tuần tắm 3 lần

»»  read more

Giun móc (Ancylostoma caninum)

Đặc điểm: Ancylostoma caninum ký sinh ở ruột non chó mèo.

Phân loại:
Đặc điểm hình thái cấu tạo: ký sinh ở ruột non chó, mèo. Bao miệng mỗi bên có 3 đôi răng chia 3 nhánh. Con đực dài 9-12 mm. Đuôi phát triển có túi chitin. Spicule dài bằng nhau dài 0,74 –0,87 mm, đoạn cuối nhọn. Lái dài 0,13-0,21mm. Trứng hình bầu dục, hai đầu thon đều gồm 2 lớp vỏ. Trứng mới thải ra bên ngoài trong có 8 tế bào phôi.


Hình dạng trứng giun móc

Chu kỳ phát triển

- Trứng theo phân thải ra ngoài gặp điều kiện ngoại cảnh thích hợp sau 20 giờ tới một vài ngày hình thành ấu trùng trong trứng. Au trùng chui ra khỏi trứng qua 6-7 ngày, lột xác 2 lần để tạo thành ấu trùng gây nhiễm (L3). Ấu trùng gây nhiễm dài 0,59-0,69 mm, có thể bò ở nền chuồng hay cây cỏ quanh chuồng. Nếu gia súc ăn phải ấu trùng gây nhiễm vào trong phổi, lột xác lần 3 tạo L4, về ruột lột thành L5 sau 14 -20 ngày trở thành dạng trưởng thành.
- Đường gây nhiễm chủ yếu cho chó mèo và gia súc, là đường chui qua da. Gia súc non dễ bị ấu trùng xâm nhập qua da hơn là gia súc trưởng thành. Ấu trùng gây nhiễm dạng còn non dễ xâm nhập qua da hơn là ấu trùng già. Khi xâm nhập qua da chỉ 40 phút tất cả các ấu trùng chuyển vào hệ thống tuần hoàn của chó. Trong 2 ngày đầu ấu trùng xâm nhập vào phổi nhiều nhất sau đó về ruột và phát triển thành trưởng thành. Trong khi cho con bú, L3 trong máu sẽ truyền qua sữa và gây nhiễm cho chó con. Ấu trùng cũng có thể bị chặn lại ở mô cơ của ruột non mà không phát triển thành dạng trưởng thành. Ở Uncinaria tương tự như Ancylostoma. Khi nhiễm qua đường miệng không có quá trình di hành.


Triệu chứng và bệnh tích

- Triệu chứng: Chó có thể chết nếu không được chữa bệnh và chăm sóc tốt mặc dù giun móc không có nhiều . Chó thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, gầy còm, suy nhược. Khi nhiễm nặngchó, mèo bỏ ăn, kiết lỵ, táo bón, phân có lẫn máu.
- Bệnh tích: Mổ khám thấy có nhiều giun cắn sâu vào niêm mạc ruột ở giai đoạn không tràng. Niêm mạc ruột viêm cata và loét, hoặc xuất huyết chảy máu. Giun móc hút máu và làm chảy máu nên vật thiếu máu trầm trọng và gầy rạc.


Niêm mạc ruột bị viêm do giun móc cắn ở giai đoạn không tràng

Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng thiếu máu và chó thường chết nhanh để chẩn đoán. Cần xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi, Willis. Trứng giun móc chó dễ dàng nhận biết qua xét nghiệm. Trứng của giun móc Ancylostoma giống trứng của Uncinaria, chỉ có điểm khác biệt là trứng của Ancylostoma nhỏ hơn. Ở chó con khi triệu chứng đã xuất hiện vẫn không thấy trứng giun móc trong ruột. Nếu có 5000 trứng/ gam phân có dấu hiệu lâm sàng và thiếu máu. Nếu có 11.000 trứng/gam phân coi như nhiễm nặng.

Phương Pháp Điều Trị

- Chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc chó, mèo chu đáo. Nếu thấy chó, mèo gầy ốm, thiếu máu cần kiểm tra phân, hoặc cho chó mèo uống các loại thuốc tẩy giun móc cho chó, mèo.
- Xung quanh nhà ở nên phát quang các bụi cây để cho có ánh nắng trực tiếp xuống xung quanh nhà sẽ có tác dụng diệt trứng và ấu trùng.
- Nuôi dưỡng chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng.
- Có thể định kỳ dùng thuốc trị và phòng cho chó, mèo.
- Nên dùng thuốc cho chó mẹ 1 lần trong khi mang thai và 2 lần sau khi đẻ.
- Dùng thuốc NOVA-LEVA: 1 ml/ 15 kg thể trọng. Tiêm sâu vào bắp thịt, 1 liều duy nhất.
+ Thú non dưới 6 tháng tuổi: 2 tháng tẩy giun 1 lần.
+ Thú trên 5 tháng tuổi: 3-4 tháng tẩy giun 1 lần.
- Dùng thuốc NOVA-LEVASOL: 1g/ 8 kg thể trọng. Trộn đều thuốc vào 1 ít thức ăn hoặc pha vào một ít nước uống.
+ Thú non: Mỗi 2 tháng xổ 1 lần.
+ Thú lớn: Mỗi 6 tháng xổ 1 lần.
»»  read more

Giun tim Dirophilaria immitis




Đặc điểm
Do một số loài ký sinh trong động mạch chủ, trong tim, dưới da, trong hốc cơ thể, xung quanh thực quản và các cơ quan của chó mèo và thú ăn thịt. Dirofilaria immitis (Leidy, 1856) ký sinh ở động mạch phổi, động mạch chủ và tim của chó.
Đặc điểm hình thái cấu tạo: Giun có màu trắng ngà mảnh và dài. Con đực 120-180 mm hai spicule không bằng nhau dài 0,216-0,318 mm và 0,188-0,200 mm. Con cái dài 250-300 mm. Âm hộ cách đầu 1,6-2,8 mm. Giun đẻ ra ấu trùng. Ấu trùng Microfilaria dài 0,220-0,290 mm rộng 0,007 mm và có vỏ bọc bên ngoài.


Chu kỳ sinh học

Cần có sự tham gia của vật chủ trung gian là muỗi Anopheles hyrcanus var sinensis, A. vagus, Myzorhynchus preudopictus, Stegomyia fasciata, S. albopicta, Culex fatigans, Bọ chét Ctenocephalides felis, C.canis. Ngoài ra còn có muỗi Aedes và cả ve hút máu. Muỗi hút máu hút cả Microfilaria vào ống malpighi sau 10 ngày trở thành ấu trùng cảm nhiễm ( L3) sau đó chuyển lên vòi của muỗi. Khi hút máu gia súc Microfilaria xâm nhập vào vật chủ di chuyển về tim và động mạch phổi sau 85-120 ngày, sau đó phát triển thành trưởng thành trong động mạch mất khoảng từ 8-9 tháng. Giun có thể sống trong cơ thể chó từ 3-5 năm.

Triệu chứng và bệnh tích

- Triệu chứng: Khi nhiễm nặng chó khó thở và kiệt sức, thiếu máu, viêm thận, viêm bàng quang, nước tiểu có máu. Chó ói mửa liệt chân phù thủng và rối loạn hoạt động của tim. Đầu chó hay nghiêng về một bên. Những nốt sần chứa đầy tương dịch và xung huyết. Máu bị phân giải gây hemoglobin niệu và bilirubin niệu.
- Bệnh tích: Tâm nhĩ phải nở to, viêm cơ tim gây tắc mạch và nút mạch máu. Thành của tâm thất phải bị rách. Tổ chức xung quanh thực quản có nhiều khối u, xơ hóa và cứng. Da viêm những chỗ có ấu trùng giun thường bị xơ hóa.


Chẩn đoán

- Xét nghiệm máu tìm ấu trùng theo phương pháp tập trung. Lấy 5-10 ml máu cho vào ống nghiệm, cho thêm một ít dung dịch chống đông máu. Để yên trong phòng 30 phút hoặc ly tâm trong vòng vài phút. Dưới đáy ống nghiệm là hồng bạch cầu và huyết thanh Microfilaria thường nằm ở giữa hồng cầu và huyết thanh. Dùng pipet hút nhẹ lớp dung dịch ở giữa hồng bạch cầu và huyết thanh nhỏ lên lam kiểm tra. Larvae của Dirofilaria đầu thon, đuôi thẳng chuyển động ngoe nguẩy. Kích thước lớn hơn 0,300 mm, phía ngoài ấu trùng có màng bọc.
- Chẩn đoán huyết thanh học: Giun chỉ ở chó mèo khi chẩn đoán nếu dùng kháng nguyên gắn kết để tìm kháng thể không chính xác. Tạo kháng thể đơn dòng gắn kết sau đó xác định kháng nguyên trong vòng tuần hoàn cho kết quả chính xác hơn.


Phòng và trị bệnh

- Dùng thuốc trị ấu trùng khi phát hiện chó có nhiễm larva.
- Diệt muỗi và vật chủ trung gian hút máu.
- Phòng chống muỗi đốt chó bằng kem hoặc các thuốc bôi thoa…
- Thường xuyên phòng bằng thuốc diệt larva
- Dùng thuốc NOVA-LEVA: 1 ml/ 15 kg thể trọng. Tiêm sâu vào bắp thịt, 1 liều duy nhất.
+ Thú non dưới 6 tháng tuổi: 2 tháng tẩy giun 1 lần.
+ Thú trên 5 tháng tuổi: 3-4 tháng tẩy giun 1 lần.
- Dùng thuốc NOVA MECTIN 0,25%:
+ Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 6 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
+ Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 4 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần
- Dùng thuốc NOVA MECTIN 1%:
+ Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 25 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
+ Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 16 kg thể trọng, tuần 1 lần, trong 3 tuần.
Trong thời gian điều trị cần nhốt thú nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh phụ nhiễm.
- Dùng thuốc NOVA-LEVASOL: 1g/ 8 kg thể trọng. Trộn đều thuốc vào 1 ít thức ăn hoặc pha vào một ít nước uống.
+ Thú non: Mỗi 2 tháng xổ 1 lần.
+ Thú lớn: Mỗi 6 tháng xổ 1 lần.

»»  read more

Nuôi chó mèo giúp giảm nguy cơ ung thư

Các nhà nghiên cứu nhận định, những người nuôi chó mèo trong nhà có thể giảm 1/3 nguy cơ phát triển một loại ung thư của hệ bạch huyết.














Nuôi chó mèo giảm nguy cơ  mắc bệnh ung thư.

Các nhà khoa học của ĐH California, San Francisco và ĐH Stanford đã tiến hành một nghiên cứu với khoảng hơn 4.000 người, trong đó có 1.600 người đang bị ung thư hệ miễn dịch và 2.500 người không bị bệnh này tình nguyện tham gia.



Kết quả đã cho thấy, 30% người nuôi động vật trong nhà ít bị ung thư hơn những người không nuôi con vật nào. Gia đình nào càng nuôi con vật lâu thì gia đình đó càng bảo vệ được sức khỏe tốt hơn.


Mục đích của nghiên cứu này là để thấy rằng động vật nuôi trong nhà như chó, mèo… rất có ích trong việc giúp cho chủ nó giảm thiểu nguy cơ phát triển Non-Hodgkin’s Lymphoma, một bệnh ung thư hệ thống miễn dịch.



Những nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng trẻ em nuôi chó mèo thì chúng ít bị ốm hơn vì chúng có nhiều sức đề kháng hơn.



Một vài nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, những đứa trẻ mới tập đi mà được lớn lên cùng với chó mèo nuôi trong nhà có thể hạn chế được chứng dị ứng và bệnh hen suyễn.



Tiến sỹ Jodie Moffat, người đứng đầu trong viện nghiên cứu ung thư của Anh cho hay, nghiên cứu này là một minh chứng cho việc nuôi chó mèo cũng giúp hạn chế ung thư của hệ bạch huyết. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng vẫn phải tiến hành nghiên cứu sâu thêm để có những kết luận rõ nét nhất.



Hoàng Ngân - Minh Nhật (Theo Daily Mail)

»»  read more

Cách để chó mèo hòa thuận




Các nhà khoa học thuộc ĐH Tel Aviv (TAU), Israel, vừa công bố nghiên cứu chỉ ra rằng chó và mèo có thể trở nên thân thiết nếu được huấn luyện đúng cách.

Theo nghiên cứu này, nếu mèo được nhận nuôi trước chó và chúng được huấn luyện ngay từ khi còn nhỏ (dưới 6 tháng với mèo và 1 năm với chó) thì khả năng chúng chung sống hòa thuận với nhau là rất cao.


Giáo sư Joseph Terkel thuộc khoa Động vật học của TAU cho biết: “Đây là nghiên cứu khoa học đầu tiên về khả năng chung sống của các vật nuôi trong cùng một nơi. Điều này đặc biệt hữu ích cho ai có có ý định nuôi các loài động vật đối nghịch nhau.”


Sau cuộc phỏng vấn với 200 người nuôi cả chó lẫn mèo rồi ghi lại và phân tích cách cư xử của chúng, nhóm nghiên cứu TAU kết luận rằng chó và mèo có thể ăn ở hạnh phúc với nhau nếu gặp điều kiện thuận lợi.











Chó và mèo sống hòa thuận là do chúng vượt qua được những ngăn cách do sự khác biệt về loài mang lại.

Kết quả điều tra cho thấy, tới 2/3 gia đình có chó và mèo sống hòa thuận với nhau nếu đáp ứng các điều kiện trên.

Theo nhóm nghiên cứu, lý do dẫn đến sự đối nghịch giữa chó và mèo là chúng không thể “đọc” được những tín hiệu của nhau. Ví dụ, mèo thường quất đuôi vào người khi bực bội còn chó thì lại gầm gừ và cong lưng lại. Mèo hay rên ư ử… khi vui trong khi chó lại vẫy đuôi. Khi mèo ngoảnh đầu đi là dấu hiệu báo trước một cuộc chiến còn chó thì giữ nguyên tư thế đầu để báo hiệu sự phục tùng…


Đối với những trường hợp được giáo dục và rèn luyện đúng cách, giáo sư Terkel phát hiện một điều thú vị là một trong hai con tìm cách học thứ ngôn ngữ của con kia. Mèo thường học được cách nói chuyện với chó.



Một khi đã quen thuộc với sự có mặt và ngôn ngữ cơ thể của nhau, chó và mèo có thể cùng chơi, vai kề vai và vui vẻ ngủ chung trong một ổ. Chúng dễ dàng chia sẻ bát uống nước và thậm chí còn chải lông cho nhau.

Trong báo cáo của nhóm nghiên cứu, giáo sư Terkel đặt vấn đề: “Mục đích xa hơn của những nghiên cứu này chính là hướng tới mối quan hệ giữa người với người. Một khi chó với mèo có thể thân thiết với nhau thì tại sao con người lại không?”



Quỳnh Trang (theo Science Daily)

»»  read more

Hội chứng ngộ độc thuốc diệt chuột ở mèo, Triệu chứng và cách điều trị




Mèo thường ngộ độc các loại thuốc diệt chuột vì mèo bắt phải chuột và ăn thịt chuột đã bị ngộ độc thuốc chuột hoặc mèo ăn phải thức ăn đã trộn thuốc chuột còn lại sau khi đánh bả chuột. Mèo ngộ độc thuốc chuột chết rất nhanh nếu không được cứu chữa kịp thời.

Các loại thuốc diệt chuột

Có nhiều loại thuốc diệt chuột, nhưng thường gặp mèo ngộ độc do 2 loại thuốc chuột phosphua kẽm, thuốc diệt chuột Trung Quốc.

Triệu chứng của mèo ngộ độc

Thời gian từ khi ăn phải thuốc chuột cho đến khi mèo có dấu hiệu ngộ độc tuỳ thuộc vào loại thuốc độc và lượng thuốc mà mèo ăn phải, thường từ 1-2 giờ sau.
Mèo ngộ độc thể hiện: đầu tiên đi lại bồn chồn, chảy dãi dớt, ngơ ngác, kêu nhiều một cách bất thường. Sau đó mèo nôn mửa liên tục, chảy nhiều dãi dớt trắng như bọt xà phòng hai bên mép, đôi khi mèo nôn ra dịch vàng (lẫn nước mật) và dịch màu hồng (chảy máu dạ dày), thở khó tăng dần, tim đạp rất nhanh (trên 100 nhịp/phút), nằm lăn lộn, giãy giụa và kêu gào thảm thiết. Một số mèo ỉa lỏng và phân có máu do chảy máu ruột, chân co giật… Mèo yếu dần, chân co cứng và chết trong tình trạng truỵ tim mạch sau thời gian 1-3 giờ.


Bệnh tích

Mổ khám mèo bệnh thấy niêm mạc dạ dày có tụ huyết và xuất huyết do tác động của thuốc chuột.
Phát hiện bệnh
Căn cứ theo dấu hiệu ngộ độc cảu mèo như mô tả trên.
Có đợt đánh bả chuột ở làng xóm hoặc ở khu phố cùng thời gian mèo có biểu hiện ngộ độc.


Điều trị

Thực hiện các bước sau:
- Bước 1: giải độc cho mèo bằng cách rửa ruột. Cách làm: dùng nước sinh lý 9 phần nghìn đun tới nhiệt độ 38 độ C, dung fmột ống cao su nhỏ (dài 20cm) nhẹ nhàng luồn qua miệng vào dạ dày mèo, dùng ống tiêm 20ml để bơm nước sinh lý vào dạ dày mèo khoảng 100ml thì dừng lại nhẹ nhàng rút ra. Tiến hành như vậy từ 2-3 lần sẽ làm chất độc thải ra ngoài.
- Bước 2: trợ sức cho mèo bằng cách truyền dung dịch nước sinh lý 9 phần nghìn, nước đường đẳng trương 5% theo liều 40-50ml/kg thể trọng mèo, tiêm cafein, vitamin B1.
- Bước 3: Giảm co thắt ruột: tiêm Atropin theo hướng dẫn của bác sĩ thú y (1/3ml cho 1 kg thể trọng mèo, tiêm vitamin K chống chảy máu).
- Bước 4: cho mèo uống than hoạt tính để tiếp tục hút chất độc trong đường tiêu hoá của mèo. Cho mèo uống Bisepton với liều 100mg/kg thể trọng để chống viêm ruột thứ phát.
Phòng ngừa ngộ độc thuốc chuột
Khi đánh thuốc chuột ở làng xóm hoặc khu phố thì phải thông báo để các hộ gia đình nhốt mèo lại, phải nhốt mèo sau 2-3 hôm đánh thuốc chuột.
Thức ăn có trộn thuốc chuột còn thừa phải được dọn sạch và tiêu huỷ, chôn sâu hoặc cho vào hệ thống cống ngầm.
( Nguồn NXB Nông Nghiệp)

»»  read more

Bệnh giun đũa ở mèo




Bệnh giun đũa rất phổ biến ở mèo gây ra do giun đũa, phân bố rộng ở các vùng sinh thái nước ta. Bệnh thường ở mèo con lứa tuổi 1-3 tháng, gầy yếu, gây tắc ruột và làm chết mèo.



Nguyên nhân

Bệnh do giun đũa ký sinh trong ruột non của mèo gây ra.
Giun đũa có kích thước lớn: có thể dài 18-20cm, có màu trắng đục hoặc trắng hồng.
Giun cái trưởng thành đẻ trứng ở ruột non mèo, trứng theo phân ra ngoài phát triển ấu trùng ở trong trứng. Mèo bị nhiễm giun do nuốt phải trứng giun đã cso ấu trùng trong htức ăn và nước uống.


Triệu chứng

Mèo bị bệnh giun đũa thường bị nhiễm từ vài chục đến vài trăm giun trong một mèo. Mèo bệnh thể hiện ăn kém, bụng to, thỉnh thoảng lên cơn đau bụng kêu gào lăn lộn một lúc rồi lại trở lại bình thường. Mèo gầy yếu, suy nhược dần, đôi khi có đi ỉa lỏng, nhưng rất khó phát hiện vì mèo thường dấu phân. Thỉnh thoảng, giun tòi ra qua hậu môn mèo. Mèo bị nhiễm giun nặng có thể bị tắc ruột hoặc bị giun chọc thủng ruột và chết đột ngột.

Cách lây lan
Bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hoá do mèo ăn phải trứng giun đũa đã phát triển thành ấu trùng bên trong.


Phát hiện bệnh

Các dấu hiệu ở mèo nhiễm giun giúp cho việc chẩn đoán bệnh: mèo gầy còm, ốm yếu, kém ăn, bụng to, thỉnh thoảng có giun tòi ra ở hậu môn.

Điều trị

Dùng 1 trong 3 hoá dược tẩy giun cho mèo:
- Levamisol: dùng liều 12-15mg/kg thể trọng, cho mèo uống thuốc hoặc trộn thuốc vào thức ăn, tẩy 1 liều.
- Piperazin: dùng liều 0,3g/kg thể trọng, trộn thuốc với thức ăn cho mèo ăn vào buổi sáng trước khi cho ăn.
- Hanmectin: (Ivennectin) tiêm cho mèo theo liều 0,2mg/kg thể trọng.


Phòng bệnh

- Tẩy dự phòng cho mèo con 2 lần: lần 1 khi mèo con được 24-30 ngày tuổi, lần thứ 2 khi mèo con được 45 ngày tuổi bằng Piperazin hoặc Levamisol.
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường sống của mèo.

»»  read more

Yêu nhau như chó với mèo

Tình yêu như Chó với Mèo.
Yêu nhau một lúc Mèo trèo lên cây
Chó nhìn cặp mắt thơ ngây
Dẫm chân xuống đất: mẹ mày xuống không?
Mèo cuời đồ Chó lắm lông
Bố đếch xuống đấy, đồ không biết trèo!
Chó ta nhìn thẳng mặt Mèo
Mày còn khinh bố, bố trèo cho coi!
Chả may ngã xuống thì toi
Chó ta lẩm bẩm, thế thôi kệ mày
Chả thèm cái đồ mặt dày
Gọi thì chả xuống thế này thì thôi
Dại gì cố đấm ăn xôi
Nhỡ đâu ngã xuống, thôi rồi đời trai !


(st)
»»  read more

Bệnh LepTo Ở Chó Mèo - Nguy Hiểm Cho Chủ Nuôi




LepTo là bệnh gì?

Do một loại vi khuẩn hình xoắn lò xo, còn gọi là “xoắn khuẩn” gây bệnh dịch không những ở chó, mèo, động vật hoang dã mà còn nguy hiểm, lây lan sang người với các triệu chứng sốt kéo dài giống như bệnh cúm, tổn thương gan, thận, phổi thậm chí gây viêm não , báng bụng ,vàng da. Ở lợn còn gọi là bệnh “lợn nghệ” do viêm gan, rối loạn tiết mật, vàng da.

Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, nhưng trầm trọng nhất là vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
Tuy không lây lan mạnh và làm chết nhiều chó như dịch Carre, Parvo , nhưng nếu mắc nhiễm sẽ bị viêm gan, báng bụng, vàng da rối loạn toàn thân và tử vong. Nguy cơ lây bệnh cho người ( chủ nuôi ) rất cao qua đường bài tiết nước tiểu của chó, vi khuẩn lepto phát tán, tiếp xúc qua da xâm nhập vào cơ thể người. Nước tiểu chó mang trùng Lepto theo đường nước mưa tự nhiên vào sông, suối, nước ngầm môi trường, chó mèo, động vật khác hoặc người bơi lội, tắm hoặc uống phải cũng phát dịch bệnh.


Triệu Chứng Của Bệnh LepTo Ở Chó Mèo ?

Bệnh thường xảy ra ở chó dưới 2 năm tuổi và động vật non, mèo thì hãn hữu mới bị. Khó nhận biết triệu chứng ban đầu bệnh Lepto ở chó vì không có các triệu chứng đặc trưng, rất dễ lẫn với dấu hiệu của nhiều bệnh khác. Thậm chí vài trường hợp, lúc đầu chó cũng không hề có triệu chứng bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 5-14 ngày, thậm chí tới 30 ngày.

Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là : Sốt 40-41oC, bỏ ăn, nôn ói, đau bụng dữ dội, mệt mỏi, ủ rũ. Lâu ngày có thể phát hiện màu vàng ở niêm mạc mắt, vùng da bụng ít hoặc không có lông. Bụng phình như có bầu sắp sinh báng nước, thể bệnh mạn tính chó vẫn ăn uống nhưng rất gày ,gồ nhô sống lưng, tiêu chảy kéo dài, đái ít, nước tiểu sánh đặc , màu nâu sẫm.
Chó sẽ chết do có những rối loạn, suy sụp toàn thân, trụy hô hấp, tim mạch.
Với chó cái sinh sản sẽ dẫn tới vô sinh hoặc sảy thai thường xuyên khi bị nhiễm bệnh lepto.


Bạn làm gì khi Chó , Mèo của bạn mắc bệnh LepTo?

1. Phải báo Bác Sy Thú Y đến khám, điều trị và tư vấn ngay.
2. Nhốt riêng cách ly, quản lý chặt chẽ nguồn phân, nước tiểu của Chó, Mèo. Tránh để chất thải của Chó, Mèo tiếp xúc trực tiếp vào da của người, không cho trẻ con chơi đùa với chó nghi bệnh LepTo.


Bệnh LepTo có chữa được ko?

Có, nhưng chỉ hiệu quả khi bệnh phát hiện sớm bệnh. Dùng kháng sinh : Penicilline, doxycycline tiêm bắp hoặc truyền vào tĩnh mạch, kết hợp với truyền dịch bù điện giải, tăng thể lực , bổ sung vitamin và khoáng chất, dinh dưỡng khoa học.

Bệnh LepTo có Phòng Được ko?

Có. Hiện nay có vaccine phòng bệnh Lepto, trên nhãn lọ vaccine ghi chữ ” L ” viết tắt chữ cái đầu tên bệnh ” Leptospirosis “. Không an toàn bằng các loại vaccine khác, vaccine LepTo có thể gây phản ứng dị ứng cho chó sau khi tiêm. Tiêm 1 năm 1 lần, ở những vùng nguy hiểm có dịch LepTo xảy ra thuờng xuyên thì tiêm 6 tháng 1 lần.

Vì Xoắn khuẩn LepTo có nhiều chủng ( serotype ) nên tiêm vaccine LepTo chế từ chủng nào chỉ miễn dịch với chủng đó, nghĩa là khả năng tiêm phòng rồi, chó vẫn bị nhiễm bệnh do chủng xoắn khuẩn khác tấn công.

Các bạn hãy nên tiêm vaccine phòng bệnh LepTo cho Chó ,Mèo của bạn để bảo vệ cún cưng và gia đình bạn.

»»  read more

GIUN ĐŨA (Toxocara canis)




Đặc điểm: Toxocara canis ký sinh ở ruột non của chó, mèo. Thường thấy ở chó dưới 6 tháng tuổi.
Phân loại
+ Họ : Anisakidae
+ Loài: Toxocara canis


Đặc điểm hình thái cấu tạo
Toxocara canis ký sinh ở ruột non, bao tử của chó. Đầu hơi cong về mặt bụng có 3 môi, cánh đầu rộng, giữa thực quản và dạ dày ruột có dạ dày nhỏ, đây là một đặc điểm của họ Anisakidae. Con đực dài 50-100 mm, đuôi cong hơi tù, có cánh đuôi, có 2 spicule dài bằng nhau dài 0,075- 0,085 mm. Giun cái dài 90-180 mm, đuôi thẳng. Trứng hơi tròn kích thước 0,080 - 0,085 x 0,064-0,072 mm. Vỏ trứng dày màu vàng có lợn cợn như tổ ong.


Chu trình sinh học
Trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi sau 5 ngày phát triển thành trứng có chứa ấu trùng gây nhiễm L2. Vật chủ cuối cùng ăn phải tới ruột ấu trùng được giải phóng theo mạch máuvề gan lột xác thành L3 lên tim, lên phổi sau đó ra khí quản được chó mèo nuốt trở lại ruột non lột xác 2 lần phát triển thành trưởng thành sau 1 tháng. Ấu trùng có thể di hành qua bào thai về phổi của thai lột xác thành L3. Khi được thai nhi nuốt xuống ruột phát triển thành trưởng thành sau 3 tuần. Khi chó con bú mẹ lẫn L3 vào ruột lột xác 2 lần thành trưởng thành. Một số ấu trùng do đi lại chỗ mà đóng kén Toxaskar ở chó ăn phải trứng, sẽ trở thành vật chủ tích trữ của Toxocara. Khi chó, mèo ăn phải sẽ bị nhiễm giun trưởng thành.


Triệu chứng, bệnh tích
- Triệu chứng: Chó mất tính thèm ăn, thiếu máu gầy còm, chậm lớn, tiêu chảy, bụng to, ói mửa có lẫn cả giun. Những triệu chứng này thường thấy ở chó dưới 2 tháng tuổi. Chó có triệu chứng thần kinh, co giật. Ấu trùng di hành qua mặt thận, gan, phổi, não gây hoại tử các cơ quan và gây viêm phổi, phù thủng, xuất huyết.
- Bệnh tích:
- Ruột to hơn bình thường bên trong chứa nhiều giun, có khi gây tắc ruột hoặc vỡ ruột, làm tắc ống dẫn mật và vỡ ống dẫn mật. Niêm mạc ruột viêm cata xuất huyết. Nếu bệnh nặng gây viêm phúc mạc.


Chẩn đoán
Xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi, Willis hoặc trực tiếp, hoặc có thể dựa vào triệu chứng ói mửa, gầy còm, những lúc ói mửa có cả giun ra đường miệng.


Phương Pháp Điều trị:
- Cần kiểm tra định kỳ ít nhất 1 tháng 1 lần đối với chó con và 3 tháng 1 lần đối với chó mèo trưởng thành. Khi phát hiện thấy nhiễm định kỳ dùng thuốc để tẩy cho chó mèo.
- Diệt vật chủ gậm nhấm, không cho chó tiếp xúc với cáo, chó sói và các loại thú ăn thịt. Không thả rong chó.
- Nuôi dưỡng chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng.
- Sát trùng nơi nhốt chó bằng NOVADINE hoặc NOVAXIDE
- Khi chó mèo hoặc các loại thú ăn thịt nhiễm giun đũa nên dùng cá loại thuốc sau của công ty ANOVA như sau:
- Dùng thuốc NOVA-LEVA: 1 ml/ 15 kg thể trọng. Tiêm sâu vào bắp thịt, 1 liều duy nhất.
+ Thú non dưới 6 tháng tuổi: 2 tháng tẩy giun 1 lần.
+ Thú trên 5 tháng tuổi: 3-4 tháng tẩy giun 1 lần.
- Dùng thuốc NOVA MECTIN 0,25%:
+ Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 6 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
+ Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 4 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần
- Dùng thuốc NOVA MECTIN 1%:
+ Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 25 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
+ Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 16 kg thể trọng, tuần 1 lần, trong 3 tuần.
Trong thời gian điều trị cần nhốt thú nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh phụ nhiễm.
- Dùng thuốc NOVA-LEVASOL: 1g/ 8 kg thể trọng. Trộn đều thuốc vào 1 ít thức ăn hoặc pha vào một ít nước uống.
+ Thú non: Mỗi 2 tháng xổ 1 lần.
+ Thú lớn: Mỗi 6 tháng xổ 1 lần.
( Nguồn Anova ).

»»  read more

Bệnh giun móc ở Chó, Phòng bệnh và Cách điều trị




Bệnh giun móc chó phân bố rộng ở khắp nơi trên thế giới. Bệnh ở chó gây ra do giun móc với các dấu hiệu đặc trưng: viêm ruột và chảy máu ruột làm chó chết nhiều.
Ở nước ta, bệnh có ở chó khắp các tỉnh từ Bắc đến Nam.


Nguyên nhân

Giun móc là loài giun rất nhỏ, chỉ dài 8-12mm ký sinh ở ruột non chó. Giun móc có 3 cặp răng sắc nhọn, bám vào thành ruột non chó để hút máu gây ra các tổn thương, từ đó vi khuẩn xâm nhập vào ruột gây viêm ruột chảy máu.
Giun sống ở ruột non, đẻ trứng ở đó. Trứng theo phân ra ngoài nở thành ấu trùng khi gặp điều kiện thuận lợi. Chó nuốt phải ấu trùng có trong thức ăn, nước uống, ấu trùng vào ruột sẽ phát triển thành giun trưởng thành, gây ra bệnh giun móc ở chó.


Triệu chứng

Chó bị giun móc ở hai thể:
- Thể bệnh cấp tính: thường gặp ở chó non từ 1-4 tháng tuổi. Chó nôn mửa liên tục do ấu trùng móc răng vào ruột để hút máu, chó ăn kém hoặc bỏ ăn, sau đó ỉa chảy, phân lỏng lẫn máu màu như bã cà phê và có mùi tanh. Vi khuẩn có sẵn trong ruột xâm nhập vào chỗ tổn thương do giun móc làm cho viêm ruột nặng hơn. Bệnh tiến triển nhanh, chó bệnh chết sau 3-4 ngày với tỷ lệ cao (70-100% chó bệnh).
- Thể bệnh mãn tính: thường gặp ở chó từ 6 tháng tuổi đến trưởng thành. Các triệu chứng bệnh giống như chó bị bệnh cấp tính, nhưng nhẹ hơn và kéo dài. Chó bị nôn mửa, ỉa chảy phân có máu từng đợt 4-5 ngày, sau đó trở lại bình thường. Ít lâu sau, hiện tượng nôn mửa, ỉa chảy lại tái phát, làm cho chó gầy yếu, thiếu máu kéo dài. Chó sẽ chết do kiệt sức sau 2-3 tháng bị bệnh.


Bệnh tích

Mổ khám chó bệnh thấy có nhiều giun móc bám chắc vào niêm mạc ruột non, các vét bám của giun gây tổn thương thành ruột và chảy máu liên tục.

Cách lây lan

Bệnh lây nhiễm do 2 cách:
- Ấu trùng giun móc chui qua da, vào máu, máu đưa ấu trùng về ruột và ấu trùng phát triển thành trưởng thành.
- Chó nuốt phải ấu trùng có trong thức ăn và nước uống, ấu trùng vào ruột trực tiếp phát triển thành giun trưởng thành.
Phát hiện bệnh
Các dấu hiệu ở chó bệnh giúp cho việc đoán bệnh: chó nôn mửa, ỉa chảy, phân có máu màu nâu sẫm như bã cà phê, chó gầy yếu và thiếu máu.
Để xác định bệnh, cần kiểm tra phân tìm trứng giun móc dưới kính hiển vi.


Điều trị

Điều trị bằng cách tẩy giun với 1 trong 2 hoá dược sau:
- Mebendazole (Vermox, Mebenvét): dùng liều 100mg/kg thể trọng, liều thuốc chia làm 2 lần, cho chó uống vào 2 buổi sáng trước khi cho ăn..
- Lopatol: dùng liều 50mg/kg thể trọng, cho chó uống vào buổi sáng trước khi cho ăn.
Cần phối hợp điều trị hiện tượng ỉa chảy và chảy máu ruột:
- Bisepton: dùng liều 50mg/kg thể trọng, dùng liên tục 3-4 ngày.
- Vitamin K, vitamin C: tiêm cho chó liên tục 3-4 ngày.


Phòng bệnh

Tẩy giun móc định kỳ cho chó, cứ 3-4 tháng/lần bằng 1 trong 2 hoá dược trên.
Thực hiện vệ sinh chuồng nuôi và nơi chăn thả chó.
Hạn chế trẻ em tiếp xúc với chó, sau đó phải rửa tay sạch sẽ để hạn chế lây nhiễm bệnh giun móc.
(Nguồn NXB Nông Nghiệp)

»»  read more

Cách Trị Ve Mòng, Rận Ở Chó, Mèo

Việt nam ta là nước có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, ve mòng, rận dễ dàng sinh sôi, phát triển ở chó, cắn phá hút máu và truyền một số bệnh cho chó, có thể gây chết chó và ô nhiễm môi trường sống của con người.

1.Ve mòng Chó:

Có 4 loài ve ký sinh trên chó, phổ biến nhất là loài Rhipicephalus sanguineus.Kích thước khoảng 3,5 x 1,5 mm ở ve đực, thân có hình quả lê màu nâu nhạt. Ve cái to hơn nhiều kích thước 11 x 7 mm màu nâu xẫm, vàng hay xám bẩn.Chân bám nhọn sắc, phía đuôi có nhiều rua xòe ra hình quạt (Rhipicephalus -Tiếng latin có nghĩa là “hình quạt”).

Ve mòng cắn, đốt cơ thể chó hút máu và truyền một số bệnh :Lê dạng trùng (Piroplasma canis), Rickettsia canis , R. burneti (bệnh sốt Q ), còn là ký chủ trung gian của loại giun chỉ Dirofilaria sống ký sinh ở chó.

Ve mòng thường tập trung nhiều ở vùng da mỏng và kín : lỗ tai,vành tai, kẽ mu bàn chân. Khi ta bắt , bóp nát thì máu chó trong cơ thể ve bắn tung toé. Chó ngứa ngáy, cắn xé ,kêu rít khó chịu.

2.Rận Chó :

Thuộc loại rận cắn đốt và hút máu thuộc Họ Haematopinus và Trichodetes, làm cho chó ngứa ngáy khó chịu ,gãi hoặc tự cắn xé, cọ xát vào các vật cứng khác cho đã cơn ngứa, rụng lông viêm nhiễm da kế phát, bốc mùi hôi thối.

Rận thường cư trú chỗ nhiều lông nhất, đặc biệt giống chó lông dài : Cocker, Nhật xù, Yorkshire Terrier, Shetter… là rụng lông từng mảng trên da. Ngoài ra còn bò, chạy ra môi trường : khe cửa, nên nhà, bàn tủ, salon, bám vào cây cảnh rất khó diệt.

Tuy các vết cắn của rận không sâu, không độc lắm nhưng cũng gây viêm biểu bì, viêm bao lông và rụng nhiều lông . Rận Trichodetes còn là ký chủ trung gian truyền bệnh sán dây Dipylidium cho chó.

3.Phòng và trị ve mòng, rận cho chó :

-Giữ vệ sinh môi trường, chuồng trại, tiêu độc bằng một số thuốc diệt côn trùng ve rận. Sản phẩm FENDONA - CHLB Đức - gói 5ml pha 1lit nước phun được 20 m2 bề mặt tường, sàn khe kẽ diệt các loại côn trùng ,hiệu lực hóa chất kéo dài từ 4-6 tháng.
-Khi phát hiện trên cơ thể chó có ve mòng, rận, phải dùng thuốc diệt càng sớm càng tốt. Hiện nay trên thị trường có thuốc xịt Fronline, các loại vòng đeo cổ chó và shampoo chống ve rận rất tốt.
-Giữ vệ sinh và chăm sóc tốt bộ lông cho chó.


nguồn: yeuthucung.com
»»  read more

Nuôi chó mèo không khoa học có thể gây bệnh

Nuôi chó mèo thả rong có nguy cơ nhiễm ấu trùng Toxocara Canis (giun đũa chó), Toxocara Cati (giun đũa mèo) sang người. Khi bị nhiễm ấu trùng giun, người bệnh có thể bị sốt, gầy ốm, ho kéo dài. Nếu ấu trùng phát triển ở hệ thần kinh trung ương, tim, phổi sẽ dẫn đến tình trạng co giật, phù não, nhức đầu kéo dài…

Theo tiến sĩ Trần Thị Hồng, Chủ nhiệm khoa Ký sinh trùng thuộc Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tế TP.HCM, nuôi chó mèo, thú cưng hiện đang là một trào lưu mới của người dân TP.HCM. Tuy nhiên, đa số người dân vẫn nuôi chó mèo một cách tự nhiên (chủ yếu là thả rong) không có sự chăm sóc của thú y. Cách nuôi này là nguy cơ tiềm ẩn của bệnh do ấu trùng Toxocara Canis (giun đũa chó), Toxocara Cati (giun đũa mèo).


Đây là bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam và rất nguy hiểm do triệu chứng lâm sàng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác; bệnh chỉ có thể phát hiện khi thực hiện xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng.


Tại các bệnh viện (BV) TP.HCM, mỗi năm có khoảng 200 trường hợp bị bệnh giun đũa chó mèo. Trong đó có rất nhiều ca nhập viện với tình trạng bệnh nặng: sốt, ói, mê sâu, rối loạn hành vi, động kinh, liệt nửa người… Riêng ở BV Nhi đồng 2 TP.HCM, từ đầu năm đến nay đã có trên 20 ca nhập viện, ngoài những biểu hiện lâm sàng thể nặng trên, một số ca còn có hiện tượng xuất bầm máu, xuất huyết dưới da…


Bác sĩ Trần Phẩm Diệu, Phó khoa Nội tổng hợp 4 BV Nhi đồng 2, cho biết: Bệnh giun đũa chó mèo gây ra bởi một loại giun tròn sống trong ruột chó, mèo. Trứng theo phân chó mèo ra ngoài, phát triển thành trứng có phôi nhiễm trong đất, gây ô nhiễm môi trường. Trứng cũng có thể bị người nuốt, đặc biệt là ở trẻ em hay nghịch đất, hay ôm ấp chó mèo lại không thường xuyên rửa tay trước khi ăn, ăn rau sống rửa không kỹ. Trứng giun đũa chó hay mèo vào ruột non người nở thành ấu trùng, xâm nhập thành ruột, theo đường máu phát tán khắp cơ thể như cơ, não, mắt, tim…


Khi xâm nhập vào cơ thể người, ấu trùng không có giai đoạn trưởng thành mà chỉ là ấu trùng và đi đến cơ quan nào thì đóng kén tại cơ quan đó, gây viêm và kích thích tạo u hạt thâm nhiễm bạch cầu ái toan, và không bao giờ bài tiết trứng theo phân. Khi bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo, người bệnh có thể bị sốt, xanh xao, gầy ốm, ho khò khè kéo dài.


Ở thể nặng, khi ấu trùng định vị ở những nơi như hệ thần kinh trung ương, tim, phổi sẽ dẫn đến tình trạng co giật toàn thể hóa, phù não, nhức đầu kéo dài, liệt nửa người, liệt chi dưới, viêm não - màng não và có thể gây giảm thị lực dẫn đến lé mắt, mù mắt nếu không phát hiện kịp thời.


Trước phong trào nuôi chó mèo ngày càng tăng, để tránh nguy cơ bùng phát bệnh giun đũa chó mèo theo trào lưu này, các bác sĩ, nhà chuyên môn đã có lời cảnh báo không nên cho trẻ em tiếp xúc quá nhiều với chó mèo, nghịch đất, ăn đất; nên nuôi chó mèo với chế độ chăm sóc của thú y tốt như: kiểm tra định kỳ và điều trị giun cho chó mèo; nên rửa kỹ rau sống trước khi ăn và không ăn lòng heo, gà nấu không kỹ.


Theo Sài Gòn giải phóng

»»  read more

Những bệnh của chó lây qua người

Nguồn: Vũ Văn Hóa






Những chó nuôi ở trong nhà, trong vườn, trong nông trại trước tiên là có thể gây cho bạn, con cái trong gia đình bị chứng bệnh dị ứng (Allergie) vì những lông của chó bay vào miệng, vào mũi vào chân lông da, chứng dị ứng cũng làm con người và nhất là trẻ con rất khó chịu, đến nhà người bạn có nuôi chó để chơi cũng có thể bị dị ứng về lông của chó. Ngoài việc bị dị ứng còn rất nhiều bệnh khác của chó có thể lây lan qua con người ở chung quanh, do đó nên cần phải đề phòng mỗi khi đến gần một con chó xa lạ, nên hạn chế việc ôm chó, hạn chế bắt giữ, vuốt ve hôn hít chó, tuyệt đối cấm không để cho chó liếm vào mặt, vào má, vào môi.

Bệnh của chó thường lây lan qua người trước tiên là con lãi đũa và các loại ký sinh trùng khác, bệnh này thường là ngừa trước tiên cho con vật nuôi ở trong nhà. Trong trường hợp chó nuôi trong nhà chỉ bị bệnh lãi, bệnh ký sinh trùng này, cần phải chữa trị thật kỹ càng, đồng thời những người cùng ở trong gia đình cũng phải đi thử phân để tìm trứng lãi và cũng chữa trị luôn nếu có lãi thực sự, mục đích là để tránh tình trạng tái nhiễm cho chó và con người ở trong gia đình. Điều quan trọng là chó nuôi ở trong nhà phải thực sự khỏe mạnh, mới đảm bảo sức khỏe của con cái và những người thân trong gia đình. Đặc biệt cần lưu ý các bệnh sau :

a. Bệnh Leptospirosis

Bệnh Lepto có thể lây lan cả cho con người và giống vật. Vi trùng bệnh có nhiều ở trong nước tiểu. Thường là bệnh Lepto do chó, do heo nuôi ở trong nhà mà lây lan qua con người, chuột bọ cũng là nguồn mang vi trùng bệnh truyền từ nơi này qua nơi khác, người lây qua các giống vật.

Triệu chứng đầu tiên là : sốt cao, buồn bã, thờ ơ, lãnh đạm, kiệt sức, xuất huyết, ói mửa và cuối cùng là tiêu chảy. Đặc biệt 2 trái cật hay còn gọi là trái thận bị nhiễm vi trùng nặng, có màu tái xanh nhợt, có những lấm chấm trắng xám nhỏ ở phía trong. Xét nghiệm nước tiểu thì thấy vi trùng nhưng phải xét nghiệm với phương pháp đặc biệt. Thời gian nhiễm bệnh từ 2 đến 7 ngày. Sự cấy vi trùng Lepto cũng có phần đặc biệt hơn các loại vi trùng khác. Độ pH đối với vi trùng Lepto thường pH = 7,0, vi trùng hình thể uốn khúc như lò xo.

Trị liệu : đặc biệt là Penicilline và Dihydrostrep-tomicine liên tiếp từ 3 đến 5 ngày liều lượng thuốc do thú y sĩ chỉ định, có kèm theo các thuốc trợ lực như Vitamine C, Vitamine B12. Chữa bệnh Lepto không khó khăn như các bệnh kể trên, nhưng cũng phải chữa trị kịp thời mới có hiệu quả. Đặc biệt tại Úc những chó nuôi trong nhà không có bệnh này.

b. Bệnh dại (Rabies)

Bệnh dại là một bệnh của súc vật mà có thể lây lan qua người, siêu vi trùng xâm nhập cơ thể con người là do bị thú vật cắn : Chó, mèo, chuột, bọ v.v… rồi nước miếng, nước dãi thú bệnh xâm nhập máu, tế bào cơ thể con người, cũng có thể nước miếng, nước dãi con thú bệnh truyền qua con người do vết xây xát, rách ở ngoài da mà nên bệnh.

Thời gian ủ bệnh còn tùy theo bệnh tích ở chân, tay hay ở đầu, ở cổ, ở mặt, thường là từ 10 đến 14 ngày. Chó mèo nuôi ở trong nhà bắt buộc phải chủng ngừa bệnh này là chính vì là bệnh quá nguy hiểm. Úc là một nước không có bệnh chó dại. Luật lệ kiểm dịch gia súc xuất nhập cảng rất chi là nghiêm ngặt. Chỉ những chó, mèo ở các nước không có bệnh chó dại mới được phép nhập vào nước Úc, nhưng phải theo dõi kiểm nghiệm thời gian dài khoảng 15 tháng.

Chó con mới sinh ra thường tìm kiếm vú chó mẹ để bú lấy những giọt sữa ban đầu (Colostrom) còn gọi là sữa non, sữa non này chứa đựng nhiều kháng thể và chất bổ dưỡng, chó non con nào bú được nhiều sữa non con ấy khỏe mạnh hơn các con khác, nhờ có sữa non mà chỉ 18 đến 20 giờ sau khi sanh cơ thể của chó con đã có nhiều chất kháng thể chống lại các bệnh tật. Kháng thể này chỉ kéo dài trong cơ thể chó con từ 4 đến 8 tuần lễ đầu mà thôi. Chó con bắt đầu chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm vào lúc lẻ bầy hay lúc 8 tuần tuổi, cứ 2 tuần chủng ngừa 1 bệnh, cho đến khi chó con được 14 tuần tuổi là xong, bệnh Leptospirosis nếu trong vùng chó ở có dịch bệnh này thì cứ 6 tháng chủng ngừa 1 lần. Việc chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm do thú y sĩ ấn định thời gian.

3. Chủng ngừa cho chó

Một số người nuôi chó không biết đề phòng các bệnh bằng cách chủng ngừa cho chó con, khi xảy ra bệnh rồi mới chạy chữa đã tốn kém mà đôi khi không đem lại kết quả mong muốn, vì quá muộn, ngoài ra nhiều bệnh của chó còn có thể lây lan qua người ở chung quanh nữa. Do đó, cho nên khi đã định nuôi chó trong nhà là phải chọn giống chó tốt, phải đưa đưa đi chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm của chó, nguy hiểm nhất là phải chủng ngừa bệnh chó dại, bệnh này phải tái chủng mỗi năm, vì bệnh thường làm chết người, nếu không chữa trị kịp thời.
Thường các bệnh được chủng ngừa trước cho chó là : bệnh chó non hay còn gọi là bệnh niên thiếu của chó, hoặc bệnh chảy nước mắt của chó (Distempers), bệnh sưng gan hay còn gọi là bệnh gan viêm (Hepatitus), bệnh xoắn trùng (Leptospirosis) và bệnh Parvovirus là một bệnh rất nguy hiểm do siêu vi trùng gây nên, siêu vi trùng này có thể gây bệnh cho chó, cho trâu, bò và heo.

a. Bệnh Distempers

Đây là bệnh chó non, hay bệnh niên thiếu của chó, cũng có nơi gọi là bệnh chảy nước mắt, nước mũi của chó con, có lẽ hầu hết các chó con sinh ra đều mắc bệnh này, những chó non không chủng ngừa bệnh này, khi nhiễm bệnh do siêu vi xâm nhập vào cơ thể gây nên những triệu chứng : sốt cao, kém ăn, ở thể kinh niên thường xuất hiện tiêu chảy, sút cân, sưng phổi, chảy nước mắt, nước mũi, bắp thịt co thắt, lên cơn động kinh, co quắp. Những chó non không được chủng ngừa Distempers thì triệu chứng bệnh trạng diễn tiến rõ ràng đúng như trên. Con vật không chủng ngừa bệnh, khi lâm bệnh thường là chết, thỉnh thoảng cũng có vài con còn sống sót vì bệnh ở thể nhẹ. Thú y sĩ trị liệu chỉ để chống đỡ các phụ nhiễm, phục sức cho con vật chống đỡ với cơn bệnh. Vấn đề quan trọng là phải chủng ngừa bệnh trước là hơn. Thuốc chủng ngừa cho bệnh này hiện nay rất hiệu quả.

b. Bệnh Hepatitis

Bệnh viêm gan (gan viêm) do một loại siêu vi trùng gây ra. Tất cả các loại chó ở mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh, nhưng thường là chó non dễ nhiễm bệnh hơn chó trưởng thành. Siêu vi trùng xâm nhập cơ thể rồi làm suy yếu gan. Triệu chứng : sốt cao, khát nước, kém ăn, ăn không tiêu, ói ra máu, tiêu chảy đôi khi có máu, luôn luôn đau nhức ở phần bụng dưới, hai mắt trông lừ đừ, thường không được rõ ràng, giác mô của mắt thiếu linh động. Chữa trị thường là kéo dài và không có hiệu quả, bệnh diễn biến xấu dần rồi chết. Phòng ngừa bằng cách tiêm phòng Vaccin ngừa viêm gan, đem lại kết quả rất tốt.

c. Bệnh Parvovirus

Parvovirus là một bệnh được tìm thấy từ năm 1978 và từ đó lan tràn nhanh chóng khắp cả thế giới. Siêu vi trùng này có sức mạnh tàn phá hệ thống tiêu hóa của con vật, nhất là ở ruột non của chó. Các giống chó ở đủ loại tuổi đều có thể nhiễm lây bệnh này, chó con thường bị bệnh dễ dàng và trầm trọng hơn là chó lớn.

Triệu chứng của bệnh thường là con vật ói mửa trước tiên, tiêu chảy, xuất huyết, phân lẫn lộn có máu, chó mới lên 3 tháng tuổi chết nhiều về bệnh này, nhưng những chó đã trưởng thành thường là nhiễm bệnh nhẹ hơn. Các thú y sĩ chỉ chữa trị những triệu chứng ói mửa, tiêu chảy, xuất huyết, đôi khi có kết quả tốt, nhưng không nhiều lắm, vì là siêu vi trùng, điều quan trọng là chó nuôi ở trong nhà phải đem đến phòng mạch của thú y để nhờ thú y sĩ chủng ngừa bệnh Parvovirus để được yên tâm hơn.

4. Tủ thuốc thú y

Tủ thuốc thú y : Nếu gia đình có nuôi nhiều chó, cần có 1 tủ thuốc thú y gồm có các loại thuốc thông thường cần dùng và 1 số dụng cụ thú y để sử dụng khi cần thiết như :
Nhiệt kế.
Bông gòn, bông thấm nước.
Gauze (vải mỏng đã sát trùng).
Thuốc Teinture d’Iode.
Kéo cong.
Kéo thẳng.
Vaseline.
Vitamine B1, Vitamine B12.
Vitamine C, Vitamine K.
Vitamine B6.
Penicilline.
Streptomycine.
Ampicilline.
Atropine.
A drenaline.
Soleicamphe.
Gluconate de calcium.
Băng : bông vải, băng co dãn, băng bột.
Thuốc đỏ (Mercurochrome).
Dầu Paraffine.
Ống chích nylon : 5 cc, 10 cc, 2 cc.
Pommade nhỏ mắt (Opthalmique).
Pommade Penicilline.
Pommade dermique.
»»  read more

Phút giây ngộ nghĩnh của chó mèo



Nàng chó trong bộ đồ bikini, đeo kính râm nằm… hóng mát trên Sofa. Dưới nền nhà, “chàng” nhọc nhằn ngồi thở vì… mệt. Dưới đây là những ảnh vui về chó và mèo.
















































Phút giây ngộ nghĩnh
Cô nàng khêu gợi
Mới ngồi có lúc mà mệt thở không ra hơi
Yêu nhau như chó với mèo
Mèo đi spa
Kiểu ớt chỉ thiên
Hát Karaoke trong quán bar

M.K (theo Allfunny picturers, funnyjunk)




»»  read more